QUYỀN THỪA KẾ KHI LY HÔN

Các quyền thừa kế trong ly hôn

Dịch vụ ly hôn nhanh tại Thủ Đức – Hãng luật DHP xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời như sau:

1. Thừa kế là gì?

Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.

Hiện nay, căn cứ Điều 624 và Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 thì thừa kế sẽ được chia thành 2 hình thức chính là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật:

  • Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).

1.1. Thừa kế theo di chúc:

Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự quy định thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Di chúc hợp pháp theo Điều 630 BLDS 2015 phải đáp ứng điều kiện về người lập di chúc căn cứ vào Điều 625 BLDS 2015, về hình thức (bằng văn bản hoặc bằng miệng) căn cứ vào Điều 627 BLDS 2015 và về nội dung (không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội).

Khi di chúc hợp pháp, việc phân chia di sản thừa kế sẽ theo ý chí của người để lại di sản, họ muốn định đoạt di sản của mình cho những đối tượng nào thì những người còn sống phải tuân theo ý chí đó.

Lưu ý, Điều 644 BLDS 2015 có quy định một số người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, bao gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động.

1.2. Thừa kế theo pháp luật:

Theo Điều 650 BLDS 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

1.3. Di sản thừa kế, người được hưởng di sản thừa kế:

Di sản thừa kế có thể hiểu là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo Điều 612 BLDS 2015, di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Như vậy, căn cứ vào khoản 1 Điều 105 BLDS 2015, di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản của người để lại di sản.

Theo Điều 613 BLDS 2015, một người sẽ được nhận thừa kế theo từ người khác nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
  • Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc: được người mất để lại một phần hoặc toàn bộ di sản trong di chúc.
  • Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật: thuộc một trong các hàng thừa kế của người để lại di sản theo Điều 651 BLDS 2015:
  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Quyền thừa kế của con khi bố mẹ ly hôn?

Từ những phân tích nêu trên, theo quy định của pháp luật Việt Nam, con ruột là đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với người để lại di sản. Do đó, dù cho bố mẹ có ly hôn hay không thì vẫn không làm ảnh hưởng đến khả năng được nhận thừa kế của người con.

Mặt khác, đối với thừa kế theo di chúc, trong trường hợp người con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động, dù cho người con không được để lại tài sản trong di chúc thì vẫn sẽ được hưởng một phần di chúc theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015.

3. Quyền thừa kế của vợ cũ, chồng cũ khi ly hôn?

Theo Điều 651 BLDS 2015, vợ cũ hay chồng cũ không thuộc vào bất kỳ một hàng thừa kế nào để được thừa kế theo pháp luật. Do đó, về nguyên tắc, vợ cũ hoặc chồng cũ của người để lại di sản sẽ không được thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản này.

Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam, vợ cũ hoặc chồng cũ của người đã mất vẫn sẽ được nhận thừa kế trong một số trường hợp sau:

  • Được người để lại di sản để lại một phần hoặc toàn bộ di sản trong di chúc:

Trong trường hợp người đã mất để lại chia tài sản cho người vợ cũ hoặc người chồng cũ đã ly hôn và di chúc được lập một cách hợp pháp thì người vợ cũ hoặc người chồng cũ vẫn được hưởng thừa kế từ người đó.

  • Khi đang tiến hành thủ tục ly hôn:

Theo khoản 2 Điều 655 BLDS 2015, trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 

  • Khi đã kết hôn với người khác:

Theo khoản 3 Điều 655 BLDS 2015, người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản. 

  • Hưởng thừa kế từ con chung:

Trong trường hợp người vợ/chồng chết trước và con chung của hai người chết sau, người vợ cũ hoặc chồng cũ của người đó cũng với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người con sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà lẽ ra người con được hưởng từ người bố/mẹ (trường hợp thừa kế thế vị theo Điều 652 BLDS 2015).

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn, xin thân gửi đến bạn.

Nếu bạn muốn nhận được lời tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Dịch vụ ly hôn nhanh tại Thủ Đức – HÃNG LUẬT DHP.

Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại Thủ Đức, Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ pháp lý với đội ngũ Luật sư tại Thủ Đức một cách tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây: HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Hotline: 19008616

Email: Contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Facebook: facebook.com/DHPLAW

Post Author: Luật DHP