Thủ tục thành lập công ty tại Phú Quốc như thế nào?

Thủ tục thành lập công ty tại Phú Quốc như thế nào?

Để thành công trong việc thành lập công ty tại Phú Quốc, điều quan trọng là phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thủ tục, tài liệu và hồ sơ cần thiết đồng thời tuân thủ các quy trình cụ thể. Để hiểu toàn diện về các thủ tục này và những cân nhắc quan trọng khi thành lập công ty, vui lòng tham khảo bài viết sau.

Thành lập công ty tại Phú Quốc theo loại hình doanh nghiệp nào?

Phạm vi doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Do đó, để thành lập công ty tại Phú Quốc doanh nhân cần phải lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp nhất với hoàn cảnh và mục tiêu tăng trưởng hiện tại. Ngoài ra, doanh nhân phải có sự hiểu biết toàn diện về những đặc điểm, lợi ích và hạn chế khác nhau liên quan đến từng loại hình kinh doanh.

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân.

Vậy thành lập công ty tại Phú Quốc cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị thông tin doanh nghiệp

(1) Chọn loại hình doanh nghiệp

Muốn thành lập một doanh nghiệp thì các cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Không được vi phạm khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

– Không rơi vào những trường hợp cấm các ngành nghề kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư 2014.

– Đáp ứng đủ kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình; kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin được kê khai trong hồ sơ,… (Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020).

Những loại hình doanh nghiệp có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau. Nên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn loại hình doanh nghiệp, có thể là: Thủ tục và chi phí để thành lập doanh nghiệp, tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu, số lượng chủ sở hữu doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, vấn đề góp vốn, chuyển nhượng,…

Để thành lập công ty tại Phú Quốc, các doanh nghiệp phải lựa chọn cẩn thận cơ cấu công ty phù hợp với phương pháp hoạt động và triển vọng tăng trưởng của mình. Ví dụ, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có số lượng thành viên ít hơn, trong khi công ty cổ phần sẽ phù hợp hơn với những doanh nghiệp có trên 50 thành viên…

Thủ tục thành lập công ty tại Phú Quốc như thế nào?
Thủ tục thành lập công ty tại Phú Quốc như thế nào? (Ảnh: DHP Law)

 (2) Đặt tên công ty

Thành lập công ty tại Phú Quốc cần tuân thủ các quy định sau khi đặt tên công ty, cụ thể:

– Tên của công ty không được trùng lặp với công ty khác, không được gây nhầm lẫn, tên phải có đủ cấu trúc về loại hình và tên riêng.

– Tên riêng doanh nghiệp có thể viết tắt hoặc sử dụng tên tiếng anh nhưng phải đảm bảo là không giống những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó.

– Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp hay sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc làm tên công ty (khoản 2 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2014).

(3) Địa chỉ trụ sở chính

Để thành lập công ty tại Phú Quốc cần phải có những yếu tố sau mới được phép đăng ký kinh doanh:

– Địa chỉ hoạt động kinh doanh: Địa chỉ của công ty có thể đặt ở nhà riêng có địa chỉ rõ ràng, cụ thể, bạn có thể tận dụng nhà của người thân, bạn bè.

– Không được đặt công ty ở khu chung cư hay tập thể phục vụ mục đích để ở. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam và không được sử dụng địa chỉ giả.

(4) Ngành nghề kinh doanh

– Các công ty phải lựa chọn và đăng ký ngành phù hợp để có thể thực hiện các hoạt động, dịch vụ tại Phú Quốc theo đúng mục đích ban đầu.

(Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).

Lưu ý: Nếu ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh thì công ty có thể đi vào hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy phép kinh doanh. Còn nếu ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh thì phải đáp ứng đủ điều kiện cần thiết, xin giấy phép đầy đủ mới được đi vào hoạt động.

(5) Thành viên công ty

Thành viên công ty tại Phú Quốc là những người trực tiếp sở hữu công ty kể từ lúc mới thành lập.

Lưu ý: Dĩ nhiên, thành viên công ty vốn góp cao nhất sẽ có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất.

(6) Vốn điều lệ

Khi thành lập công ty tại Phú Quốc cần tiến hành kê khai vốn điều lệ theo quy định. Mức vốn điều lệ cần kê khai cũng tùy thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty. Vốn điều lệ được xác định dựa trên tổng số vốn góp của các thành viên/cổ đông trong công ty và do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp phép hoạt động) và được ghi vào Điều lệ công ty.

– Nếu công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì có thể kê khai vốn điều lệ tùy theo mong muốn của mình. Tức không cần chứng minh vốn điều lệ.

– Nếu công ty đăng ký ngành nghề yêu cầu về vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ thì sẽ cần chứng minh về vốn. Trường hợp này, cần kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc nhiều hơn so với mức vốn pháp định đã được quy định.

(7) Người đại diện theo pháp luật cho công ty

– Chọn một người phù hợp, cần chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm. Phải là người có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của công ty để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty.

– Người đại diện của công ty ở Phú Quốc có thể là giám đốc, phó giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch, người quản lý… Tuy nhiên phải đảm bảo là người đảm nhận vai trò này cần tuần tuân thủ tốt những quy định chung về người đại diện.

– Phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Bước 2: Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ

Thủ tục để đăng ký thành lập công ty tại Phú Quốc là một thủ tục vô cùng quan trọng. Do đó, hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp (thành lập công ty ở Phú Quốc).

– Danh sách các cổ đông và thành viên sở hữu cổ phần và sẽ góp vốn vào công ty ở Phú Quốc.

– Điều lệ công ty tại Phú Quốc

– Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân bản sao có công chứng đối với cá nhân và giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập… đối với tổ chức.

– Giấy ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phú Quốc nếu người làm thủ tục không phải người đại diện pháp luật (Điều 12 Nghị định 01/2021 về Đăng ký doanh nghiệp).

Bước 3: Nộp hồ sơ và đăng bố cáo

– Xác định cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc: Người thực hiện mang hồ sơ tới cơ quan tiếp nhận để tiến hành nộp. Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch & Đầu tư trực thuộc Thành phố Phú Quốc.

– Nộp hồ sơ và nộp tiền đăng bố cáo: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thay mặt bạn đăng bố cáo trong trường hợp bạn đã nộp lệ phí

– Thông thường sau 03 – 06 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ công ty sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay.

Bước 4: Làm con dấu pháp nhân

– Thiết kế mẫu dấu

Trước khi tiến hành khắc dấu, có thể tự thiết kế hoặc nhờ đơn vị thứ 3 hoặc cơ sở khắc dấu thiết kế.

– Khắc dấu

Phải có một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng bản thiết kế mẫu dấu (nếu có) đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

– Nhận con dấu pháp nhân

Công ty trước khi sử dụng con dấu có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Khi đến nhận con dấu, đại diện pháp luật công ty mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc). Nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

Bước 5: Thủ tục sau khi thành lập công ty – Đăng bố cáo và thủ tục thuế

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có giấy phép Đăng ký kinh doanh thì Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

  • Treo bảng hiệu và địa chỉ trụ sở công ty tại Phú Quốc
  • Đăng ký chữ ký số

Chữ ký số được dùng trong các trường hợp phổ biến như:

– Ký hóa đơn điện tử

– Ký tờ khai thuế điện tử

– Ký hợp đồng điện tử

  • Đăng ký tài khoản ngân hàng
  • Đăng ký khai thuế qua mạng

Hệ thống thuế điện tử Etax: https://thuedientu.gdt.gov.vn

  • Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (Mẫu số 01/MBAI theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP).
  • Thông báo mẫu hóa đơn GTGT
  • Phát hành hóa đơn GTGT

Công ty tại Phú Quốc nên ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, sau đó tiến hành đặt in hóa đơn để sử dụng (Thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014). Trường hợp không phát hành hóa đơn thì doanh nghiệp mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng.

Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.

  • Thủ tục khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Chẳng hạn như xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (ngành sản xuất hàng thực phẩm), quyết định cho phép thành lập trường (đối với ngành giáo dục)…

Để thành lập công ty tại Phú Quốc một cách toàn diện và đầy đủ cần đáp ứng đủ các điều kiện gì để tránh rủi ro?

Tóm lại, để tránh những rủi ro thì công ty khi thành lập tại Phú Quốc cần phải có những hồ sơ sau khi làm thủ tục thành lập công ty tại Phú Quốc:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Con dấu pháp nhân doanh nghiệp và Giấy xác nhận mẫu dấu của Cơ sở khắc dấu.

– Điều lệ công ty (Bố cáo thành lập, Giấy chứng nhận góp vốn, Sổ đăng ký thành viên, Đơn đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty).

– Hóa đơn GTGT.

– Thông báo về việc sử dụng hóa đơn điện tử.

– Thông báo mở tài khoản ngân hàng lên Sở Kế Hoạch & Đầu tư.

– Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.

– Thông báo về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT của người nộp thuế.

– Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ.

– Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử.

– Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.

– Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số.

– Token kê khai thuế qua mạng.

Thông tin liên hệ

Vừa rồi là một số thông tin về thủ tục thành lập công ty tại Phú Quốc như thế nào. Quý độc giả muốn biết thêm thông tin hoặc được tư vấn vui lòng liên hệ:

* Hotline: 19008616

* Email: Contact@dhplaw.vn

* Website: dhplaw.vn

Chuyên viên pháp lý Trúc Nữ

Post Author: Luật DHP