CÁC ƯU ĐIỂM VỀ DỊCH VỤ HÒA GIẢI KHI CÓ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRONG QUÁ TRÌNH LY HÔN

CÁC ƯU ĐIỂM VỀ DỊCH VỤ HÒA GIẢI KHI CÓ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRONG QUÁ TRÌNH LY HÔN

Dịch vụ ly hôn nhanh tại Vinhomes Bình Thạnh – Hãng luật DHP xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời như sau:

1. Ly hôn là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.

Pháp luật Việt Nam quy định nghiêm cấm việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân; việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

2. Hòa giải khi ly hôn là gì?

Hòa giải là việc bên thứ ba (không phải bên tranh chấp) tiến hành thuyết phục, hỗ trợ cho các bên trong thỏa thuận, thương lượng để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bất đồng với nhau và đi đến những thỏa thuận nhất đinh.

Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, thương mại; và tranh chấp hôn nhân gia đình cũng không ngoại lệ. Các bên giải quyết tranh chấp sẽ tự nguyện tham gia; tự thỏa thuận các biện pháp giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba trung lập. Hòa giải có thể được tiến hành tại cơ sở, tòa án hoặc trung tâm trọng tài thương mại,… để giải quyết các tranh chấp về ly hôn, lao động, thương mại,…

Như vậy hòa giải ly hôn là việc bên thứ ba sẽ đứng ra thuyết phục hai bên vợ, chồng hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang bên bờ vực thẳm và rút đơn ly hôn; qua đó tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như tiền bạc của các bên.

3. Hòa giải khi ly hôn có bắt buộc không?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khi giải quyết ly hôn sẽ có 02 hình thức hòa giải:

  • Thủ tục hòa giải ở cơ sở (hòa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly hôn):

Theo quy định tại Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, hòa giải tại cơ sở là thủ tục không bắt buộc khi giải quyết ly hôn, việc hòa giải ở cấp cơ sở khi ly hôn chỉ mang tính chất khuyến khích để hàn gắn quan hệ 02 bên.

Việc tiến hành hòa giải tại cơ sở chi được thực hiện khi hai bên vợ chồng có nhu cầu. Việc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở phải tuân thủ các nguyên tắc về hòa giải tại cơ sở theo Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.

  • Hòa giải tại Tòa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý):

Căn cứ vào quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc cần thực hiện khi giải quyết vụ án ly hôn. Thủ tục hòa giải tại tòa án này được thực hiện trong giai đoạn trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý.

Việc hòa giải này có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện tính trách nhiệm cao của những người có thẩm quyền xét xử, luôn đề cao việc tạo điều kiện cho đương sự có cơ hội chia sẻ, trình bày, viết lời khai trước những người có quyền ra quyết định việc ly hôn của hai người. Thủ tục bắt buộc này phải được tiến hành kể cả khi có yếu tố cho rằng không hề khả quan và khó có kết quả.

4. Các ưu điểm về dịch vụ hòa giải khi có luật sư tư vấn trong quá trình ly hôn:

  • Chuẩn bị tài liệu, chứng cứ cho thân chủ trước khi hòa giải:

Các chứng cứ cần sử dụng khi hòa giải trong quá trình ly hôn không có gì khác so với các chứng cứ của toàn bộ vụ án.

Về nguyên tắc, các tài liệu chứng cứ của khách hàng (trong trường hợp họ là nguyên đơn) đều đã được thể hiện trong hồ sơ khởi kiện. Trước khi tham gia hòa giải Luật sư sẽ tập hợp lại và phân tích cho nguyên đơn biết để trong quá trình hòa giải, nguyên đơn có thể tự mình đưa ra được các chứng cứ để minh họa cho giải trình của mình.

Trong giai đoạn hòa giải thì mục đích không phải là dùng chứng cứ để đấu tranh với đối phương mà việc sử dụng chứng cứ chỉ thuyết phục thêm đối phương là cần thiết phải thỏa thuận để hai bên cùng nhượng bộ nhằm giải quyết nhanh chóng và dứt điểm tranh chấp mà không cần đưa ra xét xử.

Chuẩn bị tài liệu, chứng cứ trước khi hòa giải còn giúp cho thân chủ của mình biết được tại sao lại phải nhượng bộ và nếu nhượng bộ thì thân chủ của mình được gì, mất gì theo đúng nghĩa của nó, trên cơ sở các quyền và lợi ích thực tế của khách hàng.

  • Thảo luận với thân chủ về các yêu cầu cần đạt được trong hòa giải, những vấn đề cần nhượng bộ:

Trước khi hòa giải, luật sư sẽ thảo luận với khách hàng của mình về một số yêu cầu cần đạt được trong giai đoạn hòa giải, trên cơ sở đó phân tích, khách hàng thấy cần thiết phải nhượng bộ hay không nhượng bộ bên đối phương. Nếu nhượng bộ thì nhượng bộ ở những điểm nào, mức độ nào và yêu cầu cần đạt được sau khi nhượng bộ là như thế nào. Thông thường không phải lúc nào đương sự cũng sẵn sàng đồng ý với Luật sư để nhượng bộ bên đối phương, nhất là trong những trường hợp liên quan đến danh dự hoặc các quyền lợi tinh thần, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng, phân chia tài sản… Luật sư sẽ phân tích thêm những quy định của pháp luật tố tụng, thời gian phải chờ đợi thủ tục những vấn đề liên quan đến quá trình thi hành án bản án, quyết định của Tòa án. Những phân tích của Luật sư phải hướng cho đương sự thấy được lợi ích của việc nhượng bộ nhau so với việc cương quyết giữ nguyên ý định hoặc mong muốn ban đầu của mình. Quyết định cuối cùng thuộc về đương sự.

Khi thảo luận, Luật sư sẽ thông báo cho khách hàng về tình trạng pháp lý của họ, phân tích những ưu thế và bất lợi của khách hàng, của đối phương để từ đó dự kiến phương án hòa giải và lựa chọn phương án tối ưu.

  • Thỏa thuận về án phí:

Án phí cũng là một nội dung rất quan trọng trong hòa giải. Trong nhiều trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về nội dung giải quyết tranh chấp nhưng lại không thỏa thuận được với nhau về án phí bởi vì án phí cũng là một khoản đóng góp rất đáng kể, nhất là trong những vụ án ly hôn có giá ngạch lớn.

Tùy từng trường hợp mà Luật sư tư vấn cho khách hàng của mình chấp nhận mức án phí bao nhiêu là phù hợp và cần thiết để tạo thuận lợi cho bên đối phương. Nếu mình đã được lợi trong phần hòa giải thì có khi nên chấp nhận thiệt hơn một chút trong phần thỏa thuận án phí. Luật sư cần chỉ rõ cho đương sự thấy nếu hai bên không thỏa thuận để đi đến thống nhất về ai phải chịu và chịu bao nhiêu án phí thì Tòa án quyết định theo pháp luật. Bởi đây là trường hợp hòa giải không thành, vì quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS), Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Nếu chỉ vì không thỏa thuận được với nhau về án phí thì toàn bộ công sức, thiện chí của đương sự sẽ trở thành vô nghĩa.

  • Tham dự hòa giải cùng với đương sự:

Với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, các luật sư có quyền tham dự hòa giải. Trong trường hợp này, luật sư phải có quyết định công nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự do Toà án cấp, trên cơ sở hợp đồng giữa khách hàng và Luật sư, giấy giới thiệu của đoàn luật sư hoặc văn phòng luật sư nơi Luật sư làm việc, thẻ Luật sư.

Trong hòa giải ly hôn trước khi mở phiên tòa, Toà án chủ yếu mong muốn các đương sự thỏa thuận được với nhau về các quyền và nghĩa vụ của họ trong vụ án; trên cơ sở đó, Toà án có thể ra được quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tiết kiệm được thời gian và giúp các đương sự sớm hàn gắn được những bất đồng do quá trình mâu thuẫn gây nên.

khi tham dự hòa giải, luật sư bất cứ lúc nào cũng có thể tham vấn cho khách hàng của mình để họ đưa ra được những yêu cầu hoặc nhượng bộ đúng pháp luật, đặc biệt là đưa ra các yêu cầu phù hợp với những gì mà Luật sư đã thỏa thuận với khách hàng của mình trước đó như về quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng, phân chia tài sản… Không nên để khách hàng tự quyết định mọi vấn đề mà nên thống nhất với khách hàng là trước khi họ quyết định về bất kỳ một vấn đề nào cũng nên trao đổi với Luật sư. Trong những trường hợp có quan điểm không thống nhất về cùng một vấn đề thì quyền quyết định vẫn là của khách hàng nhưng trước khi khách hàng quyết định, luật sư vẫn nên trình bày kỹ các lý lẽ, quan điểm, các phương án của mình cùng với việc phân tích những lợi thế và bất lợi của các phương án mà luật sư đề xuất để khách hàng xem xét.

Đối với trường hợp khách hàng uỷ quyền để thay mặt họ tham gia hòa giải (trừ các trường hợp mà pháp luật quy định các đương sự không được ủy quyền: ví dụ trong các quan hệ về nhân thân chỉ gắn với một người nhất định) thì luật sư sẽ xuất trình hợp đồng uỷ quyền giữa khách hàng với Luật sư. Khi được ủy quyền thì luật sư được thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi được ủy quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Tuy nhiên đối với những điểm mới phát sinh trong quá trình hòa giải mà luật sư và khách hàng chưa thống nhất với nhau thì trước khi quyết định luật sư sẽ trao đổi qua với khách hàng.

Ngay cả đối với trường hợp đương sự ủy quyền toàn bộ cho sự tham gia quá trình hòa giải thì cũng không có nghĩa là luật sư được quyền quyết định trái với lợi ích của thân chủ của mình. Đây không phải chỉ là đạo đức nghề nghiệp mà là còn nguyên tắc của người luật sư hoạt động chuyên nghiệp.

  • Ghi chép trong khi hòa giải:

Khi tiến hành hòa giải, các bên cũng như Toà án đều mong muốn đạt được những lợi ích nhất định. Tuy vậy, không phải lúc nào các mong muốn của các bên cũng thực hiện được. Vì vậy, ghi chép lại diễn biến của giai đoạn này để có cơ sở cho các giai đoạn tiếp theo, thậm chí những ý kiến, quan điểm của các bên có thể được sử dụng lại trong phần xét hỏi nhằm nhắc lại cho họ rằng đã có lúc họ bày tỏ những mong muốn như thế nhưng họ đã không đạt được và bây giờ họ vẫn còn cơ hội để thực hiện những mong muốn đó.

Ngoài ra, khi biết được quan điểm của đối phương trong hòa giải, luật sư cũng có thể dựa vào đó để giúp đương sự điều chỉnh yêu cầu hoặc phản yêu cầu của mình. Kết quả của việc hòa giải được luật sư ghi chép lại, nếu hòa giải không thành, cũng là những tài liệu quan trọng để luật sư chuẩn bị tiếp phương án đề bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình tại Tòa án.

Nếu bạn muốn nhận được lời tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Dịch vụ ly hôn nhanh tại Vinhomes Bình Thạnh – HÃNG LUẬT DHP.

Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại Bình Thạnh, Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ pháp lý với đội ngũ Luật sư tại Vinhomes Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh một cách tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây: HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Điện thoại:19008616

Email:contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Post Author: Luật DHP