Phân biệt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương thức mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh.

Phân biệt chi nhánh, văn phòng đại diện địa điểm kinh doanh

Khái niệm về chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

So sánh giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

1.     Về địa chỉ:

  • Địa điểm kinh doanh chỉ được đặt tại tỉnh, thành phố trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
  • Văn phòng đại diện, Chi nhánh có thể đặt khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, có thể được thành lập trong nước và nước ngoài.
  1. Hoạt động kinh doanh
    • Chi nhánh: Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký.
    • Văn phòng đại diện: Không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền của Công ty.
    • Địa điểm kinh doanh: Được đăng ký một số ngành nghề công ty đăng ký.

3.     Con dấu, giấy phép hoạt động

  • Chi nhánh: Có con dấu riêng, Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.
  • Văn phòng đại diện: Có con dấu riêng, Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.
  • Địa điểm kinh doanh: Có con dấu riêng, Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.
  1. Hạch toán thuế
    • Chi nhánh: Chi nhánh được lựa chọn hình thức Hạch toán độc lập hoặc Phụ thuộc.
    • Văn phòng đại diện: Kê khai độc lập với công ty tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở Văn phòng đại diện quản lý.
    • Địa điểm kinh doanh: Hạch toán phụ thuộc vào công ty, hình thức kê khai thuế tập chung theo công ty.
  2. Về đặt tên

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Căn cứ vào các điểm khác biệt nêu trên, Doanh nghiệp lựa chọn hình thức thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh phụ thuộc vào mục đích của mình.

  • Trường hợp Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, muốn lựa chọn thủ tục và hoạt động đơn giản, cơ sở hoạt động trong cùng tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của Công ty nên chọn thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Trường hợp Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng; cơ sở hoạt động ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của Công ty nên chọn thành lập chi nhánh.
  • Trường hợp doanh nghiệp đang muốn thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không kinh doanh tại cơ sở này của mình tại các tỉnh thành phố nơi không đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh tại tỉnh thành phố đó thì nên lựa chọn mở văn phòng đại diện.

Post Author: Luật DHP