CĂN CƯỚC CÔNG DÂN HIỆN TẠI ĐƯỢC TÍCH HỢP GÌ VÀ CHÚNG TA CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG CÁC GIAO DỊCH GÌ THƯA LUẬT SƯ?

Căn cước công dân hiện tại được tích hợp gì và chúng ta có thể sử dụng trong các giao dịch gì thưa luật sư?

Luật sư tại The Manor – Hãng luật DHP xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời như sau:

1. CCCD là gì? CCCD gắn chip là gì?

Về định nghĩa căn cước công dân được ghi nhận tại khoản 1, Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014 thì: “Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”

Theo Khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014: “thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.”

Như vậy, CCCD có chức năng chứng minh lai lịch của công dân để thực hiện các giao dịch hành chính trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 03/9/2020, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân (CCCD) tạo cơ sở để Bộ Công an thực hiện việc cấp thẻ CCCD gắn chip điện tử với nhiều ưu điểm vượt trội, phù hợp xu hướng phát triển công nghệ số trên thế giới, thay thế cho chứng minh thư nhân dân và căn cước công dân có gắn mã vạch.

Thẻ CCCD gắn chip điện tử, còn gọi là thẻ căn cước điện tử (e-ID) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Nó có giá trị chứng minh về căn cước công dân và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Lưu ý, theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014, khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCS về mẫu thẻ CCCD gắn chip, thẻ CCCD  gắn chíp có thể thay thế cho Chứng minh nhân dân và CCCD mã vạch trong thực hiện các giao dịch song CMND và CCCD mã vạch vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định trên thẻ.

2. CCCD tích hợp những gì?

Hiện nay, CCCD giá trị chứng minh về căn cước công dân và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ, thủ tục hành chính vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

  • Những thông tin cơ bản thể hiện trên mặt thẻ như: Ảnh chân dung; Số CCCD chính là số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Ngày thẻ hết hạn; Đặc điểm nhân dạng; Vân tay; Ngày cấp thẻ…
  • Thay thế hộ chiếu trong một số trường hợp

Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014: “Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau”.

Như vậy, tại một số nước, CCCD có thể thay thế hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép.

  • Các giấy tờ khác đã tích hợp thông tin trên Căn cước công dân:

Với mục tiêu chuyển đổi số, tại Thông báo số 62 của Văn phòng Chính phủ ngày 01-3-2022, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương phối hợp Bộ Công an triển khai tích hợp các giấy tờ công dân.

Thông tin tích hợp bao gồm thẻ BHYT, Giấy đăng ký xe ô tô; Giấy phép lái xe, thẻ ngân hàng… tạo thuận lợi cho người dân trong các giao dịch, không phải lưu giữ, xuất trình nhiều loại giấy tờ.

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã có Công văn 931 hướng dẫn triển khai thí điểm khám chữa bệnh bằng CCCD gắn chíp. Người dân có CCCD gắn chíp sẽ được sử dụng thay cho thẻ BHYT giấy, khi đi khám chữa bệnh BHYT chỉ cần xuất trình CCCD gắn chíp thay vì phải xuất trình CCCD mã vạch hoặc CMND đi kèm với thẻ BHYT..

  • Mặt khác, theo khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020, từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã không còn giá trị sử dụng. Nhằm đảm bảo cho người dân vẫn có thể thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC), thẻ CCCD là một phương thức thông tin công dân khác thay cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Theo đó, thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú thay thế cho sổ hộ khẩu và khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về CCCD (theo khoản 3 Điều 20 Luật CCCD 2014).

3. Những giao dịch có thể sử dụng bằng CCCD gồm những gì?

Với sự tích hợp nêu trên, CCCD gắn chip được sử dụng thay thế cho CMND và CCCD mã vạch. Như vậy CCCD gắn chip sẽ giữ các chức năng sử dụng để tham gia giao dịch như 2 loại giấy tờ trên vẫn làm theo khoản 1 Điều 20 Luật CCCD 2014: “Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.”

Cụ thể hơn là các giao dịch dân sự và các thủ tục, giao dịch hành chính như từ trước đến nay vẫn thực hiện như giao dịch mua bán, sử dụng bảo hiểm y tế, tham gia giao thông,… trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, ưu điểm của CCCD gắn chip so với 2 loại giấy tờ này là khi giao dịch, người dân không cần phải Mang theo quá nhiều các loại giấy tờ khác nhau, hạn chế việc phải giải quyết quá nhiều tính chính xác của các loại giấy tờ. Ví dụ như khi giao dịch mua bán đất đai, người dân sẽ không còn cần phải xuất trình sổ hộ khẩu; hay khi sử dụng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội người dân chỉ cần mang theo CCCD là có thể sử dụng bảo hiểm, thay vì phải xuất trình thêm cả giấy tờ bảo hiểm y tế hay bảo hiểm xã hội như trước đây, tránh sự không thuận tiện khi bệnh tật là một việc không lường trước được và giấy tờ về bảo hiểm không phải lúc nào cũng tùy thân mang bên người.

Nếu bạn muốn nhận được lời tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư tại The Manor – HÃNG LUẬT DHP.

Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại Bình Thạnh, Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ pháp lý với đội ngũ Luật sư tại The Manor, TP. Hồ Chí Minh một cách tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Hotline: 19008616

Email: contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Post Author: Luật DHP