Kỹ năng viết cho người hành nghề luật

Có thể nói không ngoa, nghề Luật là nghề mang tính “giao tiếp” nhiều nhất. Kỹ năng viết là một trong những kỹ năng được sử dụng nhiều nhất của nghề Luật, nhưng nhìn vào thực trạng của Việt Nam, có thể thấy đây cũng là một trong những kỹ năng ít được quan tâm nhất.

NHỮNG THỨ TRƯỜNG LUẬT KHÔNG DẠY

Hành trình 4 năm tại trường Luật (tôi đang hàm ý nói tất cả các cơ sở đào tạo cử nhân Luật, chứ không hàm ý đến một cơ sở đào tạo cụ thể nào), hầu như các bạn được học thật nhiều về luật nội dung. Nhưng các môn kỹ năng, trong đó có Kỹ năng viết, phục vụ cho việc hành nghề thì gần như vắng bóng.

Thậm chí, nhìn qua các lớp đào tạo luật sư, kỹ năng viết cũng bị bỏ quên, hoặc được lồng ghép theo một cách khá mờ nhạt.

Hệ quả của tất cả những điều này là gì?

Những năm đầu đời của nghề Luật, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải viết. Ví dụ, tư vấn cho khách hàng về một vấn đề pháp lý nào đó, luật đầy một bụng, mà viết thì không ra đầu đũa gì. Hoặc cần phải phát hành một thông cáo báo chí, bắt đầu thế nào nhỉ?

Thật là tai hại.

LUẬT SƯ PHẢI VIẾT NHỮNG GÌ KHI HÀNH NGHỀ

Trước khi bàn đến việc phát triển kỹ năng viết, có lẽ bạn cũng nên hình dung một chút về những gì mà luật sư và/hoặc người hành nghề Luật [sau đây gọi tắt là luật sư] phải viết trong quá trình hành nghề. Xuất phát từ trải nghiệm cá nhân, tôi cho rằng hoạt động viết của luật sư được phân loại thành hai nhóm sau:

Nhóm 1: Viết pháp lý

Tức là viết những văn bản mang tính pháp lý như Memo, Báo cáo, Thoả thuận, Thư tư vấn….

Các loại văn bản này đòi hỏi những cấu trúc nhất định. Cũng cần nói thêm để tránh gây tranh cãi, đặt trong bối cảnh của nghề Luật non trẻ của Việt Nam, các cấu trúc được hiểu là bố cục và cách hành văn để cho văn bản được logic, chặt chẽ và đầy đủ các thông tin, hơn là nhìn nhận nó là các yêu cầu mang tính bắt buộc.

Ví dụ: Viết thư tư vấn. Bạn có quyền bố cục thế nào tuỳ bạn, miễn sao khách hàng đọc văn bản hiểu các quyền và nghĩa vụ của họ, họ hài lòng và trả phí. Nhưng thông thường, bạn sẽ rất lúng túng vì không biết phải làm thế nào để logic, để đầy đủ và để khách hài lòng. Nếu chưa được ai đó hướng dẫn, có bao giờ bạn nghĩ đến việc bảo vệ quyền lợi của mình [luật sư] bằng cách đưa các điều khoản về miễn trách hoặc giới hạn trách nhiệm?

Nhóm 2: Viết những nội dung không phải là pháp lý

Nghề luật sư, không phải lúc nào cũng viết các cam kết, biên bản, thoả thuận mà có nhiều khi vì lý do nghề nghiệp phải viết những loại văn bản không mang nội dung pháp lý. Các trường hợp ấy có thể kể đến như khi khách hàng đối diện với khủng hoảng truyền thông, cần phải làm một thông cáo báo chí. Đó cũng có thể là phải viết những nội dung để đăng trên fanpage của firm…

Cũng cần nói thêm mặc dù chủ đề phi pháp lý, nhưng cách viết của một luật sư phải mang trong đó là tính logic, sắc bén, tạo nên sự phân biệt giữa một người hành nghề luật và những bài viết của những nhà báo hoặc những đối tượng khác.

( Theo TS Phạm Hoài Huấn )

Bạn đã chuẩn bị cho kỹ năng viết thế nào?
Hãy nhanh tay đăng ký ngay chương trình “HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT” do HÃNG LUẬT DHP tổ chức.

Với kinh nghiệm của mình, Hãng Luật DHP tin tưởng rằng CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các sinh viên luật cũng như những người đã và đang làm việc trong lĩnh vực pháp luật.

=> Link đăng ký : https://forms.gle/GaA6AebdDPjp9zy17

Để biết thêm thông tin chi tiết về Chương trình huấn luyện, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

HÃNG LUẬT DHP

Địa chỉ: L4 – 09.OT06 Tòa nhà Landmark 4, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0986 938 627 (Ls. Hùng), 0367 774 043 (Ms. Tâm)

Mail: hangluatdhp@gmail.com

Post Author: Luật DHP