Mẫu Hợp đồng dịch vụ theo quy định mới nhất

Mẫu Hợp đồng dịch vụ mới nhất và chuẩn nhất – được soạn bởi Luật sư có nhiều kinh nghiệm

Hợp đồng dịch vụ là gì?

Hiện nay, theo quy định pháp luật tại Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Ví dụ: Bên A giao cho Bên B thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Do đó, bên A có ký hợp đồng dịch vụ pháp lý để thuê B tra cứu khả năng bảo hộ và soạn thảo hồ sơ cho Bên A. Bên A sẽ trả phí dịch vụ cho bên B.

Một số loại Hợp đồng dịch vụ có thể kể đến như:

  • Hợp đồng dịch vụ tổ chức sự kiện
  • Hợp đồng dịch vụ cho thuê phần mềm
  • Hợp đồng thuê dịch vụ Marketing
  • Hợp đồng dịch vụ vệ sinh chung
  • Hợp đồng dịch vụ thiết kế thi công
  • Hợp đồng dịch vụ pháp lý

Hợp đồng dịch vụ bao gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Nội dung dịch vụ
  • Phí dịch vụ và thanh toán
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Thời gian hoàn thành công việc
  • Hiệu lực của Hợp đồng
  • Trao đổi thông tin, thông báo
  • Điều khoản thi hành

So sánh Hợp đồng dịch vụ với Hợp đồng lao động

Dấu hiệu phân biệt

Hợp đồng lao động (Điều 13 BLLĐ năm 2019)

Hợp đồng dịch vụ (Điều 513 BLDS năm 2015)

Quyền quản lý, điều hành

NSDLĐ có quyền quản lý, điều hành đối với NLĐ (NSDLĐ liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện công việc)

Lưu ý: Quyền quản lý, điều hành được hiểu là quyền kiểm soát của NSDLĐ đối với quá trình thực hiện công việc của NLĐ. Nội dung quyền quản lý, điều hành bao gồm quyền tuyển chọn, phân công, sắp xếp, điều động, giám sát, khen thưởng, xử phạt,… đối với NLĐ.

Bên sử dụng dịch vụ không được quản lý, điều hành đối với bên cung ứng dịch vụ (Tự bên cung ứng dịch vụ độc lập thực hiện công việc Bên sử dụng DV không liên quan đến quá trình thực hiện công việc mà chỉ kiểm soát kết quả công việc)

Lưu ý: Không được quản lý điều hành nghĩa là:

–        Không được yêu cầu bên cung ứng DV tuân thủ mệnh lệnh/sự điều hành của Bên sử dụng dịch vụ.

–        Không được yêu cầu bên cung ứng dịch vụ tuân thủ nội quy lao động và các quy chế, quy định nội bộ về lao động tiền lương của Bên sử dụng dịch vụ.

–        Không được yêu cầu Bên cung ứng dịch vụ tuân thủ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của Công ty.

–        Không được giám sát hay yêu cầu Bên cung ứng dịch vụ thực hiện việc báo cáo quá trình thực hiện công việc.

Quyền lợi của NLĐ/Bên cung ứng dịch vụ

Thỏa thuận trên cơ sở đảm bảo tối thiểu trở lên so với quy định của pháp luật.

Một số quyền lợi, chế độ bắt buộc của NLĐ.

–        Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

–        Chi trả “tiền lương” và các chế độ khác theo quy định của Công ty.

–        NSDLĐ chịu trách nhiệm khi xảy ra tai nạn lao động đối với người thực hiện công tác.

 

 

Tự do thỏa thuận, miễn là không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội.

Một số quyền lợi, chế độ của Bên cung ứng dịch vụ khác với NLĐ

–        Không được Bên sử dụng dịch vụ đóng với các loại bảo hiểm. Tham gia đóng bảo hiểm theo hình thức bảo hiểm tự nguyện.

–        Chi trả tiền dịch vụ và không được hưởng các chế độ khác theo quy định của Công ty.

–        Tự chịu trách nhiệm khi xảy ra tai nạn lao động.

Chi phí trả cho NLĐ/Bên cung ứng dịch vụ

Được gọi là tiền lương, tiền công

Được trích từ quỹ lương của Công ty

Được tính trong chi phí lương khi quyết toán thu nhập doanh nghiệp

Được hướng dẫn bởi các quy định nội bộ về trả lương thưởng của Công ty (ví dụ như quy chế trả lương, quy chế thưởng, hệ thống thang lương, bảng lương).

⇒ Kế toán phải hạch toán vào Tài khoản 334 Phí trả người lao động.

 

 

Được gọi là tiền dịch vụ

Không được trích từ quỹ lương của Công ty

Không được tính trong chi phí tiền lương khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Không được hướng dẫn các quy định nội bộ về trả  lương/ thưởng của Công ty (ví dụ như không theo quy chế trả lương, không theo quy chế thưởng, không theo hệ thống thang lương, bảng lương,…)

⇒ Kế toán phải dựa vào tài khoản 642 –  Chi phí quản lý doanh nghiệp để tách bạch với Tài khoản 334 – Phải trả người lao động.

 Mẫu Hợp đồng dịch vụ chuẩn nhất, mới nhất

Các bạn vui lòng tải Mẫu Hợp đồng dịch vụ chuẩn nhất tại đây.

Một số lưu ý khi soạn thảo Hợp đồng dịch vụ

Khi soạn thảo hợp đồng dịch vụ, cần đặc biệt lưu ý để không nhầm lẫn hoặc vô tình “ngụy trang” thành hợp đồng lao động, vì điều này có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng, như bị truy thu bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân hoặc phát sinh nghĩa vụ lao động ngoài ý muốn.

Theo đó, trong hợp đồng dịch vụ không dùng các từ như “bổ nhiệm”, “phân công công việc”, “báo cáo cấp trên”; không quy định giờ làm việc, nghỉ phép, xử lý kỷ luật như trong nội quy lao động. Việc thanh toán nên theo từng giai đoạn công việc hoặc sản phẩm bàn giao, không theo tháng như trả lương. Hợp đồng cần nêu rõ đây là quan hệ dân sự, bên cung cấp dịch vụ tự chịu trách nhiệm về thuế và nghĩa vụ tài chính, không thuộc đối tượng đóng BHXH. Điều này giúp tránh bị coi là “hợp đồng lao động ngụy trang”.

Để được hỗ trợ dịch vụ tư vấn về Mẫu Hợp đồng dịch vụ và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ Hotline 0868 335 186 hoặc theo thông tin dưới đây:

HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Miền Tây Nam Bộ: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Hotline: 0868335186

Email: contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Facebook: Facebook/Luatdhp

Post Author: ahung