Viết sai hóa đơn giá trị gia tăng là một trong những lỗi mà người viết hóa đơn thường mắc phải và rất lúng túng trong việc khắc phục nó. Và bài viết dưới đây, công ty Luật Phamlaw xin hướng dẫn cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn giá trị gia tăng theo Thông tư 30/2014/TT-BTC, Thông tư 119, Thông tư 26.
Nói về vấn đề viết sai hóa đơn GTGT thì có rất nhiều trường hợp như: Viết sai tên công ty, viết sai tên người mua hàng, viết sai địa chỉ, viết sai mã số thuế, viết sai ngày tháng, viết sai tên hàng hóa, dịch vụ, viết sai đơn vị tính, viết sai số lượng, viết sai đơn giá, viết sai số tiền, viết sai thuế suất…
Cách xử lý các trường hợp khi viết sai hóa đơn GTGT cụ thể:
Theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính: Quy định xử lý đối với hoá đơn đã lập:
1. Trường hợp phát hiện hóa đơn viết sai nhưng chưa xé khỏi cuống:
Cách xử lý:
– Các bạn chỉ cần gạch chéo các liên.
Chú ý: Phải lưu giữ số hóa đơn lập sai (không sé khỏi cuống).
2. Trường hợp hoá đơn viết sai đã xé nhưng chưa kê khai:
Cách xử lý:
– Lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai.
+ Biên bản thu hồi hóa đơn phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của 2 bên, ghi rõ lý do thu hồi.
– Người bán gạch chéo các liên và phải lưu giữ số hóa đơn đã lập sai đó.
– Xuất lại Hoá đơn mới (đúng). Hai bên dung hóa đơn mới để khai thuế.
3. Trường hợp phát hiện hóa đơn viết sai đã kê khai thuế
a. Trường hợp hóa đơn viết sai không ảnh hưởng đến số tiền thuế
Các lỗi sai như:
– Viết sai ngày tháng, tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản…
* Cách xử lý:
– Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai.
– Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót:
+ Trên hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ: Nội dung điều chỉnh của hoá đơn số…, ký hiệu…
Cách kê khai: Kê khai hoá đơn điều chỉnh đó vào kỳ hiện tại.
– Bên bán: kê khai hóa đơn điều chỉnh vào bảng kê bán ra PL 01-1/GTGT.
– Bên mua: kê khai vào bảng kê mua vào PL 01-2/GTGT.
Chú ý: Chỉ tiêu: Doanh thu và thuế GTGT ghi bằng “0”
Chú ý: Kể từ ngày 1/1/2015 theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015: (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 119/2014/TT-BTC):
– Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”
b. Trường hợp hóa đơn viết sai ảnh hưởng đến tiền thuế
Các lỗi sai như:
– Sai đơn vị, đơn giá, thuế suất, tổng tiền ….
Cách xử lý:
– Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai.
– Người bán Lập hoá đơn điều chỉnh sai sót.
+ Trên hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…
Chú ý 1: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Cách kê khai: Kê khai hoá đơn điều chỉnh đó vào kỳ hiện tại.
– Bên bán: kê khai hóa đơn điều chỉnh vào bảng kê bán ra PL 01-1/GTGT.
– Bên mua: kê khai vào bảng kê mua vào PL 01-2/GTGT.
Chú ý 2: Đối với những hoá đơn điều chỉnh giảm (Tức là phải kê khai giảm số tiền), thì:
– Người bán: Trên bảng kê bán ra PL 01-1/GTGT: Kê khai âm (-) vào Chỉ tiêu [9]: Doanh thu”, còn cột “Thuế GTGT” sẽ tự động cập nhật
– Người mua: ghi âm (-) vào Chỉ tiêu 6, 7 trên PL 01 -2/GTGT.
VD: -25.500.000
Lưu ý: Khi kê khai âm vào PL 01-2/GTGT phần mềm sẽ báo lỗi đỏ, nhưng không sao, các bạn cứ ấn GHI và Kết xuất bình thường nhé.
Để được hỗ trợ, tư vấn về vấn đề Doanh nghiệp, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ,… một cách tốt nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
HÃNG LUẬT DHP
Địa chỉ: L4-09.OT06 Tòa nhà Landmark 4 Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0986.938.627
Zalo, Viber, Line: 0986.938.627
Facebook: facebook.com/DHPLAW