Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành

Theo quy định, đối với các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tính thuế TNDN theo quy định mới nhất, các doanh nghiệp lưu ý để tránh khỏi các sai sót.

1. Hướng dẫn cách tính thuế TNDN

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất.

Thuế TNDN năm 2020 phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ khoa học và CN x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

Theo Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

Lưu ý: Thuế suất TNDN năm 2020 là 20% (Theo Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC).

cách tính thuế TNDN năm 2019

2. Xác định thu nhập chịu thuế

Để tính được thu nhập chịu thuế, trước hết DN cần tính được doanh thu, chi phí được trừ và các khoản thu nhập khác.
  • Doanh thu tính thuế:

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với DN nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
– Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.
– Trường hợp DN có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần…
  • Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

Theo Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
  • Thu nhập khác của doanh nghiệp:

Theo Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), thu nhập khác của DN khi tính thuế thu nhập 2018 gồm:
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
– Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
– Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
– Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ.
– Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá…
  • Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định:

– Doanh nghiệp được phép chuyển lỗ liên tục không quá 05 năm
– Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 78/2014/TT-BTC, DN sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo.
– Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
 
  • Xác định lỗ và chuyển lỗ của doanh nghiệp:

Theo Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), lỗ của DN được xác định như sau:
– Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
Thu nhập Tính thuế = (Doanh thu – các khoản chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác) – Thu nhập được miễn thuế

3. Thuế suất thuế TNDN

Mức thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các DN được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

– Mức thuế suất từ 32% – 50% sẽ áp dụng cho các DN có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

– Mức thuế suất 50% sẽ áp dụng đối với các DN có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm. Ví dụ như: bạch kim, vàng, bạc, thiếc,…

 

Trên đây là giải đáp thắc mắc về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với DHP LAW. DHP LAW tự hào là đơn vị dịch vụ kế toán thuế cho hàng trăm doanh nghiệp:

  • Công ty TNHH Luật DHP
  • Địa chỉ: 09.OT06 Tòa nhà Landmark 4, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • Email: lawyer_duchung@yahoo.com
  • Website: dhplaw.vn
  • Điện thoại: 0986.938.627 (Mr. Hùng) hoặc 0975909669 (Ms. Huyền)

Post Author: Tran Thi Huyen