ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THỦ TỤC PHÁ SẢN

1. Hậu quả pháp lý của phá sản

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản, Tòa án nhân dân phải thông báo và đồng thời gửi trích lục tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi Tòa án nhân dân có trụ sở.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh
  • Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại các điều 105, 106 và 107 của Luật này không được miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục phá sản có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước.

Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.

Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật phá sản 2014 thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

2. Ưu điểm của phá sản

  • Đây là một cơ hội để doanh nghiệp “hồi sinh”. Sau khi mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp không bị bắt buộc phải thanh lý tài sản ngay mà được áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh.

Bất kỳ chủ nợ hoặc cá nhân nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và nộp cho Toà án.

  • Kể từ thời điểm Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, tất cả các quyền đòi nợ đều được đình chỉ và giải quyết theo một thủ tục chung nhất do Tòa án tiến hành. Điều này giúp giảm áp lực trả nợ cho doanh nghiệp.
  • Giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, doanh nghiệp được giới hạn trách nhiệm trong phần tài sản hiện có.

Các khoản nợ được thanh toán theo thứ tự: phí phá sản; các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; các khoản nợ không có bảo đảm. Đối với các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán vào thời điểm mở thủ tục thanh lý được xử lý như các khoản nợ đến hạn, nhưng không tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn.

  • Giúp doanh nghiệp thoát khỏi các khoản nợ một cách hợp pháp mà chỉ cần trả nợ trong giới hạn tài sản của mình.

Trừ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh, sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản, các khoản nợ chưa được thanh toán đầy đủ cũng được coi như là đã thanh toán và chủ nợ không có quyền đòi nợ.

3. Nhược điểm của phá sản

  • Yêu cầu phải chứng minh được là doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán:

“Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.” và phải được Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.

  • Phá sản là thủ tục tư pháp, do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, nên thời hạn giải quyết một vụ phá sản thường dài và phức tạp. Mặt khác, doanh nghiệp cũng bị ràng buộc nhiều nghĩa vụ hơn trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản như cung cấp tài liệu, chứng cứ; tham gia Hội nghị chủ nợ….
  • Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước. Nếu người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định trên thì sẽ bị Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn, xin thân gửi đến bạn.

Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ pháp lý với đội ngũ Luật sư một cách tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây: HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Hotline: 19008616

Email: Contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Facebook: facebook.com/DHPLAW

Post Author: Luật DHP