Thưa luật sư, Tôi có phát hiện 1 bên đang có những hành vi không trung thực trong kinh doanh trên mạng. Thông tin chi tiết tôi đã đăng tải tại một website bán hàng online. Tôi đang có thắc mắc như sau: Công ty này thanh toán tiền hoa hồng cho cộng tác viên nhưng lại trừ thuế TNCN cho các khoản thanh toán <2.000.000đ.
Vấn đề lừa đảo qua mạng ? / Tư vấn khi bị lừa đảo qua mạng ? / Tư vấn lấy lại tiền bị lừa đảo qua mạng ?
Tôi đã yêu cầu bên đó công khai xin lỗi và họ đã đưa ra lời xin lỗi và nhận rằng đã tính thuế TNCN sai từ tháng 8-11. Tôi muốn hỏi là sai phạm của họ sẽ bị phạt hay như thế nào hay không? Họ nói sẽ thanh toán lại số tiền sai đó cho người dùng tuy nhiên tôi không tin tưởng việc đó, họ có thể cung cấp số liệu sai mà không bên nào có thể cam kết đúng hay không. Công ty này cung cấp/để rò rỉ thông tin khách hàng ra bên ngoài cho đối tác của họ phục vụ vào mục đích sale. Tôi đang yêu cầu họ nhận trách nhiệm nhưng họ chưa có phản hồi chính thức. Tôi không rõ luật pháp Việt Nam hành vi cung cấp thông tin khách hàng ra ngoài như vậy có bị phạt hay là gì hay không? Trân trọng cảm ơn !
TRẢ LỜI :
I. Cơ sở pháp lý: Thông tư 166/2013/TT-BTC, Luật An toàn thông tin mạng 2015
II. Luật sư tư vấn:
Điều 12 Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định về Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn như sau:
1. Các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:
a) Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế phát hiện và đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.
b) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm, người nộp thuế chưa điều chỉnh, ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ kê khai thuế, nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế.
c) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man, trốn thuế, nhưng nếu người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xử phạt theo mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm, nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua có hồ sơ, tài liệu, chứng từ, hóa đơn chứng minh được lỗi vi phạm hóa đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này là 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với mức quy định của pháp luật về thuế.
3. Trường hợp vi phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều này ngoài việc bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Cơ quan thuế xác định số tiền thuế thiếu, số ngày chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế; số tiền phạt và ra quyết định xử phạt đối với người nộp thuế.
Cơ quan thuế căn cứ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước ghi trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc chứng từ chuyển khoản có xác nhận của kho bạc nhà nước hoặc tổ chức tín dụng để xác định việc người nộp thuế đã nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước và số ngày chậm nộp tiền thuế để làm căn cứ xác định số tiền chậm nộp tiền thuế.
4. Trường hợp, người nộp thuế có hành vi khai sai quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế thì không bị xử phạt theo quy định tại Điều này mà bị xử phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
Ngoài ra điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về các hành vi bị pháp luật cấm như sau:
1. Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.
2. Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.
3. Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.
4. Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.
5. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.
6. Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.
Như vậy tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà công ty trên có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trên thực tế những thông tin của bạn cung cấp cũng không quá khó tìm kiếm, nhiều người còn sẵn sàng rao bán danh sách khách hàng, danh sách email, thông tin công ty… Hiện tại vấn đề quản lý thông tin và an toàn thông tin trên mạng của Việt Nam còn nhiều lỗ hổng về chính sách quản lý cũng như chính sách pháp lý. Các chế tài xử phạt thì khá chung chung và khó khăn trong việc xác lập các bằng chứng online bởi các công ty có thể dựạ trên thành viên viết bài (post) hoặc đưa ra các phương thức khác nhằm che giấu thông tin. Chúng tôi chỉ đưa ra một số phân tích pháp lý cơ bản để Quý khách tham khảo.
Trên đây là tư vấn của luật DHP về “Tư vấn về việc lừa đảo qua mạng và vấn đề cung cấp thông tin khách hàng qua mạng có phạm luật ?”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Hãng luật DHP.