1. Điều kiện thành lập trường học
Điều kiện thành lập trường học được quy định tại Điều 50 Luật giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau:
“Điều 50. Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục
1. Nhà trường được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
2. Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường;
b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;
c) Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
d) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học và trình độ đào tạo;
đ) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
e) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
g) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
3. Trong thời hạn quy định, nếu nhà trường có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; hết thời hạn quy định, nếu không đủ điều kiện thì quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập bị thu hồi.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể điều kiện thành lập, cho phép hoạt động giáo dục đối với trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương theo thẩm quyền quy định cụ thể điều kiện thành lập, cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo khác.”
2. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng trường học
Điều 91 Luật Xây dựng 2014 quy định về điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị như sau:
“1. Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
- Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
- Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.”
Theo quy định tại khoản 2 điều 95 Luật Xây dựng 2014, để được cấp giấy phép xây dựng trường học, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế;
- Bản vẽ thiết kế của từng công trình đề nghị cấp giấy phép xây dựng, văn bản thẩm định thiết kế đối với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
Để thực hiện thủ tục xin giấy phép đầu tư, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên nộp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Ngoài ra để thành lập trường học, bạn cần đáp ứng các điều kiện và thực hiện các thủ tục theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn liên quan. Bạn nên xin thủ tục cấp Giấy phép thành lập trường trước khi xin cấp giấy phép xây dựng trường.
3. Thủ tục đầu tư xây dựng trường học
-
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định:
“1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.”
Theo đó, nếu phía bạn là nhà đầu tư nước ngoài hoặc là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì cần xin giấy chứng nhận đầu tư trước khi thực hiện dự án. Nếu phía bạn là nhà đầu tư trong nước thì không bắt buộc xin giấy chứng nhận đầu tư, nếu có nhu cầu thì có thể xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.
“Điều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”
3.2. Trình tự đầu tư xây dựng
Trình tự đầu tư xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
- Giai đoạn chuẩn bị dự án:
Đơn vị sẽ cần thực hiện các công việc khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
- Giai đoạn thực hiện dự án:
Đơn vị sẽ chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;
- Giai đoạn kết thúc xây dựng:
Đơn vị sẽ quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.
Về chi tiết các công việc trong từng giai đoạn được hướng dẫn tại Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi 2020, Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
4. Lý do bạn nên chọn luật sư tư vấn tại Luật DHP?
Công ty Luật DHP là nơi chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm chuyên môn và tận tâm với công việc. DHP tự hào là nơi mang đến cho khách hàng những dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với chi phí hợp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho khách hàng.
Đến với Luật DHP, khách hàng sẽ được tư vấn rõ ràng về những vấn đề pháp lý trong đầu tư và xây dựng đang gặp phải, từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng, hạn chế tranh chấp và tiết kiệm tối ưu thời gian cũng như công sức cho khách hàng. Bên cạnh đó, Luật DHP luôn lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ không ngừng, mang đến sự hài lòng hơn nữa cho khách hàng.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
HÃNG LUẬT DHP
Địa chỉ: L4-09.OT06 Tòa nhà Landmark 4, Vinhomes Central Park 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0986.938.627
Zalo, Viber, Line: 0986.938.627
Facebook: facebook.com/DHPLAW