Tiết lộ thông tin của khách hàng thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Tiết lộ thông tin của khách hàng thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào? – Luật sư Hãng luật DHP trả lời chi tiết

Bảo mật thông tin là một trong những quyền cơ bản của công dân. Vậy với hành vi làm lộ thông tin của khách hàng thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật sư giỏi tại Hãng luật DHP xin phép trả lời câu hỏi trên như sau:

1. Hiểu thế nào là thông tin của khách hàng? 

Trên thực tế hiện nay, khi thực hiện một số giao dịch với các đơn vị hoặc các cơ sở kinh doanh, khách hàng sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của mình như họ và tên; ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; số tài khoản ngân hàng;… nhằm đảm bảo giao dịch được thực hiện đúng quy định của cơ sở cũng như xác thực khách hàng. Những thông tin đó gọi tắt là thông tin của khách hàng.

Theo khoản 11 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP giải thích thuật ngữ bí mật cá nhân của người tiêu dùng, tại định nghĩa này cũng có nêu việc cá nhân, tổ chức có liên quan sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng thì phải bảo mật các thông tin này.

2. Trách nhiệm của người sử dụng thông tin khách hàng

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định:

Người sử dụng bí mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng phải thông báo rõ ràng, giải thích và công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng. Trong quá trình sử dụng thông tin của người tiêu dùng phải đúng mục đích đã thông báo trước đó với khách hàng nếu có thay đổi thì liên hệ lại với khách hàng.

Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng. Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác. Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Xem thêm: Đưa thông tin đời tư, bí mật cá nhân, gai đình của người khác lên mạng xã hội thì có vi phạm pháp luật?

3. Tiết lộ thông tin của khách hàng thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?

3.1. Trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính

Tiết lộ thông tin của khách hàng thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào về mặt hành chính?

Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng sẽ bị xử phạt ở mức như sau:

– Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng:

+ Sử dụng thông tin của người tiêu dùng trái với mục đích mà trước đó đã thông báo cho người tiêu dùng và không được người tiêu dùng đồng ý.

+ Khi thu thập, sử dụng hoặc chuyển giao thông tin của người tiêu dùng mà không bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ đối với những thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

+ Khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng theo quy định mà không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích thực hiện.

+ Khi phát hiện thấy thông tin của khách hàng không chính xác, không có trách nhiệm điều chỉnh hay không có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin.

+ Khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng mà thực hiện hành vi chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba, ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Lưu ý: Nếu những thông tin thuộc về bí mật cá nhân của khách hàng mà làm lộ với các hành vi như trên thì sẽ bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt trên, tức là từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

Thực tế hiện nay, việc phát tán thông tin, làm lộ thông tin qua phương tiện internet cũng ngày càng cao. Do đó, nếu người nào thực hiện hành vi làm lộ thông tin thông qua mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ bị xử phạt từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng (theo quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng.

3.2. Trách nhiệm hình sự

Tiết lộ thông tin của khách hàng thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào về mặt hình sự?

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, đối tượng nào thực hiện hành vi trái pháp luật dẫn đến làm lộ thông tin của khách hàng nếu đủ yếu tố cấu thành còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi thực hiện hành vi sau:

Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

Và có thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc có gây ra thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; hoặc có gây ra làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cá nhân, tổ chức, cơ quan.

– Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi:

+ Thực hiện hành vi có tổ chức.

+ Thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên.

+ Gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên.

+ Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông.

+ Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát.

+ Dẫn đến biểu tình.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

– Ngoài ra, người nào thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3.1 Trách nhiệm dân sự đối với hành vi Tiết lộ thông tin của khách hàng

Ngoài các trách nhiệm về hành chính, hình sự nêu trên, Người vi phạm còn có thể phải chịu trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại cho người bị tiết lộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về việc Tiết lộ thông tin của khách hàng thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào, nếu còn vướng mắt, chưa rõ hoặc bạn muốn nhận được lời tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư giỏi tại HÃNG LUẬT DHP – Hotline: 0868 335 186.

Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Để được hỗ trợ dịch vụ tư vấn, vui lòng liên hệ Hotline 0868 335 186 hoặc theo thông tin dưới đây:

HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh miền Tây nam bộ: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Hotline: 0868335186

Email: contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Facebook: Facebook/Luatdhp

Post Author: Luật DHP