THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM, QUYỀN LỢI CỦA VỢ VÀ CHỒNG SAU KHI LY HÔN ĐƯỢC BẢO VỆ NHƯ THẾ NÀO?

Chào luật sư, theo pháp luật Việt Nam, quyền lợi của vợ và chồng sau khi ly hôn được bảo vệ như thế nào?

Dịch vụ ly hôn tại Bạc Liêu – Hãng luật DHP xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời như sau:

1. Ly hôn là gì? 

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Pháp luật Việt Nam quy định nghiêm cấm việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân; việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

2. Quyền lợi của vợ, chồng sau khi ly hôn:

2.1. Quyền nuôi con:

Khoản 2, 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn sau khi ly hôn như sau:

  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Quy định nêu trên thể hiện quyền ưu tiên nuôi con về phía người mẹ trong trường hợp ly hôn – bảo đảm thiên chức làm mẹ của người phụ nữ, trong giai đoạn nhạy cảm của cuộc đời. Mặc dù được ưu tiên song không phải khi nào phụ nữ khi ly hôn cũng được toà án quyết định trao quyền nuôi con. Đó là bởi ngoài vấn đề thiên chức làm mẹ, việc nuôi dưỡng một đứa trẻ còn đòi hỏi nhiều điều kiện khác như về kinh tế, tinh thần, xã hội… Vì vậy, người chồng vẫn có thể giành quyền nuôi con khi con đã đủ từ 36 tháng tuổi trở lên hoặc trong trường hợp xác định được rằng người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Mặt khác, pháp luật cũng thể hiện tinh thần tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong phạm vi bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi quy định cho phép các bên có thể tự thỏa thuận ai là người có quyền nuôi con để  phù hợp với lợi ích của con.

2.2. Quyền được thăm nom con sau khi ly hôn: 

Trong bối cảnh quyền nuôi con chỉ được trao cho 1 bên là người vợ hoặc người chồng, người còn lại phải được hưởng quyền được thăm nom con cái sau khi ly hôn. Cụ thể, ở Việt Nam, tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”.

Quy định trên không những tạo cho người phụ nữ được thực hiện quyền của mình mà còn bảo đảm cho người con được hưởng sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ cho sự tăng trưởng và phát triển của con cái.

2.3. Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: 

Gắn với quyền được nuôi và thăm nom con chung, pháp luật của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, còn quy định quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì sau khi ly hôn: “Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này. Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con”.

Quyền này áp dụng cho cả vợ và chồng nhưng có ý nghĩa quan trọng hơn với người vợ. Đó là bởi nó cho phép người phụ nữ không được trực tiếp nuôi con khi có thỏa thuận về việc thay đổi hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng không còn đủ điều kiện chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con thì có quyền yêu cầu Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Điều này giúp người phụ nữ có cơ hội được chăm sóc con mình sau khi ly hôn trong trường hợp trước đó họ không có đủ điều kiện để được nuôi dưỡng, chăm sóc con của mình.

2.4. Quyền chia tài sản vợ chồng sau khi ly hôn: 

Tài sản chung là một vấn đề cốt lõi cần giải quyết trong các vụ việc ly hôn. Trong xã hội hiện đại, cả hai người vợ và chồng thông thường đều cùng tham gia lao động, sản xuất đóng góp vào kinh tế gia đình. Hơn nữa, các công việc này cũng được xem là những công việc gián tiếp tạo ra tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân.

Vì thế việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là một yêu cầu không thể thiếu. Cụ thể, Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã nêu rõ các nguyên tắc phân chia tài sản của vợ, chồng một cách công bằng và hợp lý.

2.5. Quyền lưu cư (ở lại nơi đã từng cư trú): 

Khi hôn nhân còn tồn tại, vợ chồng và con cái thường sống cùng nhau dưới một mái nhà. Tuy nhiên, khi ly hôn, cách thức tổ chức cuộc sống như vậy không còn phù hợp nữa, dẫn đến yêu cầu quyết định trong hai vợ chồng ai là người được quyền tiếp tục sinh sống trong mái nhà xưa của họ.

Theo Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

Quy định nêu trên giúp người người không nhận được quyền sinh sống trong nhà cũ khi chấm dứt quan hệ hôn nhân không bị rơi vào hoàn cảnh không có nơi lưu trú và có thời gian để chuẩn bị cho cuộc sống tương lai của mình.

2.6. Quyền được cấp dưỡng: 

Nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau giữa vợ và chồng có thể xem là một hệ quả của quyền của các bên sau khi ly hôn. Quyền này thông thường có tính chất quan trọng hơn với phụ nữ, bởi phụ nữ nói chung có sự yếu thế hơn về mặt kinh tế so với người chồng của họ. Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”.

2.7. Quyền giáo dục con: 

Khi quan hệ hôn nhân chấm dứt, không làm mất đi quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, người vợ, chồng sau khi ly hôn vẫn có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Theo khoản 1 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền giáo dục con: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con”.

Nếu bạn muốn nhận được lời tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Dịch vụ ly hôn tại Bạc Liêu – HÃNG LUẬT DHP.

Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại Bạc Liêu, Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ pháp lý với đội ngũ Luật sư tại Bạc Liêu một cách tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây: HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Hotline: 19008616

Email: contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

facebook: facebook/luatdhp

Post Author: Luật DHP