TÀI SẢN ĐẢM BẢO LÀ GÌ?

Tài sản đảm bảo là gì?

Luật sư giỏi tại The Manor – Hãng luật DHP xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời như sau:

1. Tài sản là gì? Tài sản bao gồm những gì?

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá (theo quy định tại Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 bao gồm: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, chứng khoán…) và quyền tài sản (theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 thì bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác).

Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai:

  • Bất động sản (căn cứ vào Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015) bao gồm:
  • Đất đai;
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  • Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

2. Tài sản đảm bảo là gì? Điều kiện của tài sản đảm bảo?

Tài sản bảo đảm phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, được phép giao dịch và không có tranh chấp, tài sản bảo đảm cũng có thể là quyền sử dụng đất. Tài sản bảo đảm cũng có thể là tài sản thuộc quyền sở hữu của người thứ ba hoặc quyền sử dụng đất của người thứ ba nếu bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người thứ ba có thoả thuận. 

Hiểu một cách đơn giản, tài sản bảo đảm là tài sản được bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm thông qua các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký cược, ký quỹ, đặt cọc…

Điều kiện của tài sản đảm bảo: căn cứ vào Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015

  • Tài sản bảo đảm vẫn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và chỉ loại trừ hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu.

Khi đưa tài sản trở thành đối tượng của các biện pháp bảo đảm phải đảm bảo tài sản đó thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Quy định này nhằm loại bỏ phần nào rủi ro cho bên nhận bảo đảm.

  • Tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được.

Vì tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai nên pháp luật dự liệu quy định tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được.

  • Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành tương tương lai.

Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

Bộ luật Dân sự 2015 cho phép tài sản hình thành trong tương lai được làm tài sản bảo đảm. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.

  • Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Thông thường giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm để khi xử lý tài sản bảo đảm thì số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm để thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác như chi phí bảo quản, chi phí xử lý tài sản,…Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm. Trường hợp này nếu tài sản bị xử lý thì bên nhận bảo đảm có thể chịu thiệt hại khi bên bảo đảm không còn tài sản khác để thanh toán.

3. Tài sản đảm bảo bao gồm những gì?

Theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì tài sản bảo đảm bao gồm:

  • Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
  • Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
  • Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
  • Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

4. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm:

Xử lý tài sản bảo đảm là việc bên bên nhận bảo đảm thực hiện một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác về giao dịch đã quy định nhằm đáp ứng quyền lợi của mình trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm. Theo Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015, việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Nếu bạn muốn nhận được lời tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư tại The Manor – HÃNG LUẬT DHP.

Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại Bình Thạnh, Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ pháp lý với đội ngũ Luật sư tại The Manor, TP. Hồ Chí Minh một cách tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây: HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Điện thoại: 0868.335.186 – 0986 938 627

Email: Contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Facebook: facebook.com/DHPLAW

Post Author: Luật DHP