3 sự khác nhau giữa hình sự và dân sự đối với hành vi không trả nợ vay
Như chúng ta đã biết, một hành vi vi phạm chịu các trách nhiệm pháp lý hình sự hay dân sự là tùy thuộc vào các động cơ, mục đích, ý chí của người tạo ra hành vi vi phạm đó. Do đó, bài viết này chúng tôi muốn nói đến vấn đề sự khác nhau giữa hình sự và dân sự đối với hành vi không trả nợ vay – một loại giao dịch rất quan trọng trong đời sống chúng ta, đó là giao dịch vay/mượn tiền.
Quy định của pháp luật về dân sự
Để hiểu về sự khác nhau giữa hình sự và dân sự đối với hành vi không trả nợ vay, điều đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu quy định của Bộ luật Dân sự. Đối với pháp luật về dân sự, hành vi không trả nợ vay là việc Bên vay đã vi phạm hợp đồng, thỏa thuận vay tiền, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thời hạn trả nợ vay. Quan hệ, giao dịch vay tiền giữa các bên được Bộ luật Dân sự hiện hành quy định từ Điều 463 đến Điều 471.
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; …”
Quy định của pháp luật hình sự
Còn đối với pháp luật về hình sự, hành vi không trả nợ vay phát sinh từ giao dịch vay mượn dân sự nêu trên có thể còn bị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 hoặc tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 của Bộ luật hình sự hiện hành. Nội dung của 2 điều luật này sẽ nói rõ cho các bạn biết về sự khác nhau giữa hình sự và dân sự đối với hành vi không trả nợ vay.
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; …
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng ….;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; ….
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; …
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội ……… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: ….
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.…..”
3 sự khác nhau giữa hình sự và dân sự đối với hành vi không trả nợ vay
Như vậy, căn cứ theo các Điều luật trên thì có thể thấy rất rõ 3 sự khác nhau giữa hình sự và dân sự đối với hành vi không trả nợ vay như sau:
Cùng phát sinh quan hệ vay mượn theo hợp đồng, thỏa thuận vay mượn dân sự giữa các bên. Tuy nhiên, trong trường hợp bên vay: (1) có các thủ đoạn, hành vi gian dối ngay từ khi vay hoặc sau khi vay nhằm để trốn tránh việc trả nợ, không trả nợ hoặc (2) bỏ trốn để không trả nợ hoặc (3) có điều kiện trả mà không chịu trả nợ vay thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.
Ngoài ra, nếu trường hợp có bản án dân sự về việc tuyên buộc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay/trả tiền nhưng bên vay không chịu thi hành thì bên vay có thể bị truy tố hình sự về tội không chấp hành bản án theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự. Đây cũng là một lưu ý về sự khác nhau giữa hình sự và dân sự đối với hành vi không trả nợ vay.
Kinh nghiệm cho mọi người khi hiểu được sự khác nhau giữa hình sự và dân sự đối với hành vi không trả nợ vay
Từ việc phân tích về sự khác nhau giữa hình sự và dân sự đối với hành vi không trả nợ vay, chúng ta có thể rút ra lưu ý trong các giao dịch vay mượn, để tránh trường hợp từ trách nhiệm dân sự bị chuyển thành trách nhiệm hình sự.
Xem thêm: Tìm hiểu về tội không chấp hành bản án dân sự từ vụ án Đậu phộng Tân Tân.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về sự khác nhau giữa hình sự và dân sự đối với hành vi không trả nợ vay.
Để được tư vấn chi tiết hơn về sự khác nhau giữa hình sự và dân sự đối với hành vi không trả nợ vay, các bạn vui lòng liên hệ số hotline: 0868.335.186.
Tư vấn bởi: Luật sư Trần Đức Hùng – Hãng luật DHP.