SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG

Sản xuất rượu thủ công

Luật sư tại The Manor – Hãng luật DHP xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời như sau:

1. Điều kiện cho phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định về điều kiện sản xuất rượu như sau:

  • Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh rượu:

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải có giấy phép theo quy định tại Nghị định này.

Căn cứ Điều 20 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  • Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật).
  • Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
  • Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

3. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh rượu:

Như vậy, để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp phép sản xuất rượu thủ công, các cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện các công việc sau:

Bước 1: Đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh). Tùy thuộc vào quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh, chuẩn bị hồ sơ tương ứng, phù hợp.

– Lựa chọn mô hình doanh nghiệp: Về cơ bản, hồ sơ thành lập doanh nghiệp như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập 
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao y chứng thực giấy tờ tùy thân: CMND hoặc Căn cước hoặc hộ chiếu đối với thành viên, cổ đông là cá nhân.
  • Bản sao y chứng thực Đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với thành viên, cổ đông là tổ chức. Nếu thành viên, cổ đông là tổ chức phải cử người đại diện góp vốn tại công ty mới. Người đại diện góp vốn này phải cung cấp bản sao y chứng thực giấy tờ tùy thân.

Lựa chọn mô hình doanh nghiệp cụ thể nào sẽ bổ sung các giấy tờ, tài liệu phù hợp.

– Lựa chọn mô hình hộ kinh doanh: Hồ sơ thành lập bao gồm: 

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân. Hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực. Của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh. Hoặc của người đại diện hộ gia đình
  • Bản sao chứng thực biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ sở sản xuất rượu thủ công bắt buộc phải có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp phép (Tên gọi khác của chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm). Chứng nhận này sẽ được cấp cho các cơ sở sản xuất là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Riêng đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ chỉ cần gửi BẢN CAM KẾT đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về An Toàn Thực Phẩm trên địa bàn theo điểm b khoản 2 Điều 10 Chương IV Lĩnh Vực Kinh Doanh Thực Phẩm nghị định 17/2020/NĐ-CP.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Tất cả cán bộ, nhân viên trong đơn vị xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải đủ sức khỏe để đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe cho cán bộ, nhân viên là một trong những yêu cầu bắt buộc trong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Đồng thời, cán bộ, nhân viên cơ sở phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giải trình về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe đầy đủ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
  • Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Thời gian xử lý hồ sơ thường sẽ kéo dài 15 – 20 ngày làm việc, nếu cơ sở đạt thẩm định sẽ được cấp chứng nhận. Ngược lại, nếu cơ sở chưa đáp ứng đủ yêu cầu sẽ có công văn yêu cầu đóng cửa từ cơ quan chức năng để chờ ngày hoàn thiện cơ sở đủ điều kiện được cấp giấy.

Bước 3: Đăng ký công bố hợp quy cho các loại rượu mà cơ sở sản xuất.

– Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN);
  • Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư/Quyết định thành lập. Hoặc Giấy tờ tương đương khác.
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp. Kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

– Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy theo Mẫu 2.CBHC/HQ Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
  • Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư /Quyết định thành lập. Hoặc Giấy tờ tương đương khác.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…). Thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng theo Mẫu 1. KHKSCL tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…) thì nộp kèm bản sao giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực.
  • Bản sao Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
  • Báo cáo đánh giá hợp quy. Theo Mẫu 5.BCĐG tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan.

Bước 4: Xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

Trình tự thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh sẽ được thực hiện theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP.

Thẩm quyền cấp giấy phép: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh;

Thủ tục cấp giấy phép:

  • Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Nếu bạn muốn nhận được lời tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Dịch vụ Giấy phép tại Thủ Đức – HÃNG LUẬT DHP.

Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại Thủ Đức, Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ pháp lý với đội ngũ Luật sư tại Thủ Đức một cách tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây: HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Hotline: 19008616

Email: Contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Facebook: facebook.com/DHPLAW

Post Author: Luật DHP