Hiện nay, giấy chứng nhận ATVSTP có thể do Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương, Bộ Y tế cấp điều này tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang kinh doanh. Bài viết dưới đây, DHP LAW sẽ giới thiệu các bạn quy trình cấp Giấy chứng nhận ATVSTP do Bộ Nông nghiệp cấp.
Căn cứ theo Thông tư 01/2013 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì Quy trình cấp chứng nhận an toàn thực phẩm Bộ Nông Nghiệp được tiến hành theo các bước:
– Dựa vào giấy phép kinh doanh và ngành nghề hoạt động, doanh nghiệp sẽ nộp 1 bộ hồ sơ tại cơ quan phụ trách cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở mình, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư trên;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư trên;
+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
+ Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ;
+ Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm (đối với trường hợp cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP).
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, đánh giá phân loại). Nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận ATTP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Để được hỗ trợ, tư vấn về vấn đề Doanh nghiệp, đầu tư, giấy phép lao động,… một cách tốt nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
HÃNG LUẬT DHP
Địa chỉ: L4-09.OT06 Tòa nhà Landmark 4 Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0986.938.627
Zalo, Viber, Line: 0986.938.627
Facebook: facebook.com/DHPLAW