NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC MUA NHÀ TẠI VIỆT NAM?

1. Cá nhân nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?

Tại khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam có bao gồm cá nhân nước ngoài, được quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này. Cụ thể: 

    • Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan
    • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Như vậy, đối với cá nhân nước ngoài, chủ thể này có quyền sở hữu nhà ở trong trường hợp họ được phép nhập cảnh vào Việt Nam hoặc đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.

2. Điều kiện để cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Theo khoản 1, khoản 3 Điều 160 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

  • Đối với cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
  • Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau: Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Mặt khác, cá nhân nước ngoài phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định pháp luật Việt Nam, không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch theo điểm b khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở 2014.

Như vậy, đối với cá nhân nước ngoài muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đầu tiên, họ phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định pháp luật Việt Nam, không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch. Ngoài ra, họ phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự; cụ thể, họ phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Mặt khác, đối với cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì họ phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án.

3. Loại hình nhà ở mà cá nhân nước ngoài có thể sở hữu:

Tại khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014: Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

  • Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
  • Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, cá nhân nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua việc đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam hoặc mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Lưu ý, đối với trường hợp người Việt Nam muốn bán nhà chung cư thuộc sở hữu của mình cho người nước ngoài thì không thuộc hình thức sở hữu nhà ở được cho phép đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Mặt khác, căn cứ vào điểm a, khoản 1 Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, sẽ có Danh mục nêu cụ thể các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép sở hữu do Sở Xây dựng công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử.

4. Cá nhân nước ngoài được phép sở hữu tối đa bao nhiêu căn nhà tại Việt Nam? Thời hạn sở hữu là bao lâu?

Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở 2014 và Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu, tùy thuộc vào từng dự án mà số lượng nhà mà cá nhân nước ngoài có thể sở hữu.

Cùng với đó tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn sở hữu nhà ở: Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn, xin thân gửi đến Quý độc giả.

Nếu bạn muốn nhận được lời tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi – HÃNG LUẬT DHP.

Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Để được hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây: HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Hotline: 19008616

Email: Contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Facebook: facebook/luatdhp

Post Author: Luật DHP