Thế nào là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự ?

Thế nào là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự?

Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nguyên đơn là người khởi kiện vụ án, bị đơn là người bị kiện, vậy người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự được quy định thế nào?

Khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2019 quy định người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là:

“Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự.”

Căn cứ vào quy định nêu trên, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự tuy không phải nguyên đơn hay bị đơn nhưng việc Tòa án giải quyết vụ án sẽ có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng sẽ có quyền, nghĩa vụ như các đương sự khác của vụ án (nguyên đơn, bị đơn). Nguyên đơn có quyền đưa ra yêu cầu khởi kiện; bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập theo Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2019.

Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

  1. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
  2. a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 70 của Bộ luật này;
  3. b) Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.
  4. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.
  5. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.

4. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 72 của Bộ luật này.

Ngoài ra quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan còn được quy đinh tại điều 201 BLTTDS.

Điều 201. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

  1. Trường hợp người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
  2. a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
  3. b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
  4. c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
  5. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Về thủ tục đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được quy định tại điều 202 BLTTDS. Thủ tục đưa ra yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.

Như vậy, một cá nhân, tổ chức là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự khi họ được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng, nhưng không phải với tư cách nguyên đơn hay bị đơn.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự phải thực hiện thủ tục theo quy định chung về thủ tục khởi kiện.

Nếu muốn đưa ra yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự phải đưa ra trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (tìm hiểu thêm về thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Tư vấn bởi Luật sư Trần Đức Hùng – Hãng luật DHP.

Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn pháp lý, trong đó có dịch vụ tư vấn luật về hôn nhân và gia đình với đội ngũ Luật sư tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ dịch vụ tư vấn, vui lòng liên hệ Hotline 0868 335 186 hoặc theo thông tin dưới đây:

HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Miền Tây Nam Bộ: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Hotline: 0868335186

Email: luatdhp@gmail.com

Website: dhplaw.vn

Facebook: Facebook/Luatdhp

Post Author: btv tk