Cá nhân, tổ chức nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của các doanh nghiệp Việt Nam dẫn đến nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên cần thực hiện các thủ tục đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định mới của Luật Đầu tư 2014.
1. Lựa chọn hình thức góp vốn
Cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là nhà đầu tư) được góp vốn thông qua các hình thức:
– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc phát hành thêm từ công ty hoặc cổ đông của công ty cổ phần;
– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, tổ chức kinh tế khác bằng cách mua vốn của các thành viên.
Ảnh mang tính chất minh họa (nguồn Internet)
2. Đáp ứng các điều kiện về ngành, nghề nhà đầu tư muốn kinh doanh
Theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành, nghề đó. Trong một số trường hợp như nhà đầu tư không được thực hiện, không đáp ứng điều kiện của ngành, nghề của doanh nghiệp Việt Nam thì phải thực hiện điều chỉnh ngành, nghề trước khi tiếp nhận vốn của nhà đầu tư.
Đối với những ngành chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành. Tuy nhiên, nếu ngành đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài thì không phải thực hiện việc lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thực hiện hoạt động đầu tư trong các ngành và các ngành này đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong cùng ngành, nghề đó mà không phải lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành.
3. Thực hiện thủ tục đăng ký
Sau khi đáp ứng các điều kiện, nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp Việt Nam. Hồ sơ bao gồm văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và các giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư.
4. Giải trình đáp ứng điều kiện
Lưu ý, nhà đầu tư cần giải trình về đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ; hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, doanh nghiệp Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế:
– Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ: Quy định về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của cam kết WTO giữa Việt Nam và các nước thành viên WTO khác, quy định pháp luật Việt Nam.
– Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện theo quy định của điều ước quốc tế: lĩnh vực đầu tư theo ngành, nghề của doanh nghiệp Việt Nam, cam kết có đủ năng lực để thực hiện,…
5. Thực hiện góp vốn
Nếu nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện sẽ được cấp Thông báo việc đáp ứng điều kiện đầu tư. Kể từ ngày ra thông báo, nhà đầu tư thực hiện việc chuyển vốn theo quy định.
Trong trường hợp đầu tư theo hình thức chuyển nhượng vốn thì nhà đầu tư phải có Giấy chứng nhận góp vốn của doanh nghiệp cấp cho nhà đầu tư trước khi thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: Theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định 118, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Để được hỗ trợ, tư vấn về vấn đề Doanh nghiệp, đầu tư một cách tốt nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
HÃNG LUẬT DHP
Địa chỉ: L4-09.OT06 Tòa nhà Landmark 4 Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0986.938.627
Zalo, Viber, Line: 0986.938.627
Facebook: facebook.com/DHPLAW