Ly hôn có ảnh hưởng gì đến con cái?
Dịch vụ ly hôn tại Phú Quốc – Hãng luật DHP xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời như sau:
1. Hậu quả về mặt pháp lý:
Việc ly hôn không làm chấm dứt mối quan hệ cha con, mẹ con đối với con cái, chỉ làm chấm dứt quan hệ giữa vợ và chồng. Giữa cha, mẹ và con vẫn tồn tại quyền và nghĩa vụ sau ly hôn theo khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
1.1. Khi ly hôn con ở với ai?
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo quy định này thì khi ly hôn, con cái sẽ ở với bố hoặc mẹ theo thỏa thuận của hai vợ chồng. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa trên các quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định ai được quyền nuôi con.
Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con để quyết định giao con cho bố hay mẹ nuôi. Bởi vì ở độ tuổi này trẻ bắt đầu có nhận thức riêng về việc muốn ở với cha hay mẹ khi cha mẹ không còn sống chung với nhau.
Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì được ưu tiên hơn cho người mẹ nuôi nếu người mẹ có đủ điều kiện chăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái. Việc pháp luật quy định như vậy là phù hợp vì lúc này độ tuổi đứa trẻ còn quá nhỏ và nếu được mẹ chăm sóc sẽ tốt hơn cho sự phát triển của đứa trẻ.
1.2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi ly hôn:
Dựa trên quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Từ những quy định này cho thấy, sau khi ly hôn, con cái vẫn nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ cha mẹ.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng sự quan tâm, chăm sóc này sẽ không đủ đầy như trước đây. Bởi lẽ có thể ngay sau khi ly hôn, một bên vợ hoặc chồng lại đi tìm một tổ ấm, một hạnh phúc mới cho riêng bản thân mình. Lúc này sẽ có vô vàn lý do cho sự thờ ơ, sự thiếu quan tâm con cái, vì nếu còn đủ yêu thương, đủ nhẫn nại, đủ hy sinh thì họ đã không lựa chọn để con mình thiếu đi vòng chở che của cha mẹ.
2. Hậu quả về mặt tình cảm:
2.1. Cảm giác bị mất mát, thiệt thòi:
Dù con ở vào lứa tuổi nào, còn bé hay đã lớn thì chúng cũng sẽ có cảm giác mất mát và thiếu thốn về tinh thần. Nhiều trường hợp tiêu cực hơn con cái có thể cảm thấy bị ruồng bỏ, trở thành “người thừa” nếu bố hoặc mẹ không thường xuyên ghé thăm, hỏi han.
Những phút giây hạnh phúc, những kí ức đẹp về một tổ ấm có cả bố và mẹ sẽ không còn nữa, thay vào đó sẽ là một cảm giác trống vắng và hụt hẫng trong tâm hồn non nớt của những đứa con vô tội.
2.2. Tính tình thất thường, dễ cáu gắt, lầm lì, ngang bướng:
Sự giáo dục mang tính cương nhu tùy lúc của bố mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển tâm sinh lý của mọi đứa trẻ.
Với những gia đình chỉ còn một bố hoặc một mẹ thì sự kiểm soát, uốn nắn này sẽ trở nên khó khăn hơn. Một người vừa phải làm cha, vừa phải làm mẹ thì rất khó khăn để mang lại cho con tất những điều tốt đẹp như những gia đình trọn vẹn khác.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối trong tiến trình phát triển tâm lý của con cái. Hậu quả dễ nhận thấy là có những bé trở nên hung hăng, hiếu chiến trong khi những trẻ khác có thể rụt rè và tự ti trước cuộc sống.
2.3. Việc học hành bị ảnh hưởng:
Khi bố mẹ ly dị có thể dẫn đến việc thay đổi chỗ ở hoặc trường học của con. Nếu trẻ không may mắn phải chuyển trường, vừa phải làm quen với một môi trường học tập mới, cùng với áp lực tâm lý bởi những lời trêu đùa vô ý từ các bạn về gia đình mình cũng như những tự ti, thiếu thốn tình cảm vốn có sẽ làm trẻ sợ đến trường.
Mặt khác, những môn học mà trước đây có thể hỏi bố mẹ cũng bị gián đoạn sẽ càng làm cho tình trạng học của con cái ảnh hưởng, sa sút.
2.4. Ảnh hưởng trực tiếp đến hôn nhân của con cái sau này:
Theo như kết quả nghiên cứu của chuyên khoa Gia đình & Người Tiêu dùng thuộc Đại học Utah (Hoa Kỳ), những cặp vợ chồng trong đó bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ trước đây đã từng ly dị thì khả năng “lịch sử ly hôn” lặp lại là rất cao, lên đến 2 lần.
Nếu bạn muốn nhận được lời tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Dịch vụ ly hôn tại Phú Quốc – HÃNG LUẬT DHP.
Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tại Phú Quốc, Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ pháp lý với đội ngũ Luật sư tại Phú Quốc một cách tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Để được hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây: HÃNG LUẬT DHP
HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0868.335.186 – 0986 938 627
Email: luatdhp@gmail.com
Website: dhplaw.vn
Facebook: facebook.com/DHPLAW