Luật sư tại Landmark 81 tư vấn: Hai vợ chồng tôi có 2 đứa con, chồng tôi có được tài sản kế thừa từ ông nội của anh ấy, thưa luật sư trong trường hợp này tôi có được chia tài sản kế thừa với chồng hay không

Luật sư tại Landmark 81 tư vấn

Hai vợ chồng tôi có 2 đứa con, chồng tôi có được tài sản kế thừa từ ông nội của anh ấy, thưa luật sư trong trường hợp này tôi có được chia tài sản kế thừa với chồng hay không ? Chúng tôi đã ở với nhau 7 năm, chồng tôi được kế thừa tài sản cách đây 6 tháng

Luật sư tại Landmark 81 tư vấn
Luật sư tại Landmark 81 tư vấn

Luật sư tại landmark 81 – Hãng luật DHP xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời như sau:

1. Quyền thừa kế và quyền hưởng di sản của cá nhân:

Theo quy định tại Chương XXII và XXIII Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quyền này của mọi cá nhân đều bình đẳng như nhau.

Những người được thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự. Người có hay không có năng lực hành vi hoặc người có năng lực hành vi không đầy đủ đều có quyền thừa kế. Trong trường hợp này, người giám hộ sẽ thực hiện giúp những người này các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi tài sản của họ.

2. Các hình thức thừa kế:

Do bạn không nêu rõ là chồng bạn được chia thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật nên chúng tôi sẽ chia 02 trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật hiện nay là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật (trong trường hợp không có di chúc).

2.1 Thừa kế theo di chúc:

2.1.1. Thừa kế theo di chúc là gì?

Bộ luật Dân sự 2015 không nêu rõ khái niệm thừa kế theo di chúc là gì mà chỉ quy định khái niệm di chúc tại Điều 624 như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Từ khái niệm di chúc và các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế theo di chúc có thể hiểu: Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo quyết định của người để lại di sản trước khi chết thể hiện qua di chúc.

2.1.2. Người lập di chúc

Người lập di chúc là người thành niên có đủ điều kiện như sau có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Người lập di chúc có quyền sau đây: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

2.1.3. Người thừa kế theo di chúc

– Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản theo di chúc. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

– Trường hợp người nhận di sản theo di chúc thì căn cứ vào quyền thừa kế của họ, họ sẽ được hưởng phần di sản mà người đã chết để lại theo đúng những điều khoản trong di chúc. Người được thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai theo ý chí của người lập di chúc.

Lưu ý: Người được thừa kế theo di chúc không được là người làm chứng cho di chúc hoặc công chứng, chứng thực di chúc.

– Người thừa kế theo di chúc có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

– Những người không được hưởng di sản theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

2.1.4. Phân chia di sản thừa kế theo di chúc

– Di sản thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc, tức là trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thế nào thì những người có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúc đó.

– Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định một số đối tượng hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, cụ thể theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

+ Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Lưu ý: Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.

– Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng.

2.2. Thừa kế theo pháp luật:

2.2.1. Thừa kế theo pháp luật là gì?

Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

2.2.2. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015, khi chia thừa kế theo di chúc, vẫn có thể chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:

– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2.2.3. Chia thừa kế theo hàng thừa kế

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản, quyền và nghĩa vụ của người mất để lại sẽ được chia như sau:

– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

– Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;

Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn giải quyết chia tài sản chung vợ chồng sau ly hôn

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

–  Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, trong trường hợp chia theo di chúc nếu bạn có tên trong di chúc thì bạn sẽ được hưởng phần tài sản được ghi nhận trong di chúc. Còn trong trường hợp tài sản được chia thừa kế theo pháp luật thì bạn không thuộc trường hợp được nhận thừa kế do pháp luật không quy định trường hợp chia thừa kế cho cháu nội dâu.

Nếu bạn muốn nhận được lời tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư tại Landmark 81 – HÃNG LUẬT DHP.

Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP và dịch vụ Luật sư tại landmark 81 đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước và các cư dân ở khu đô thị Vinhomes Central Park Bình Thạnh.

Tại Bình Thạnh, Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ pháp lý với đội ngũ Luật sư tại Landmark 81, TP. Hồ Chí Minh một cách tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ Dịch vụ Luật sư tại landmark 81 theo thông tin dưới đây:

HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Hotline: 0868 335 186

Email: contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Post Author: Luật DHP