Kinh doanh nhà trọ và lưu ý về quy định PCCC

Kinh doanh nhà trọ và lưu ý về quy định phòng cháy chữa cháy

Kinh doanh nhà trọ là loại hình kinh doanh cho thuê nhà phổ biến hiện nay. Hình thức kinh doanh đơn giản, thu nhập tương đối ổn định. Vậy cho thuê trọ có cần phải đăng ký kinh doanh không? Quy định phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại khu trọ quy định thế nào?

Kinh doanh nhà trọ có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, các trường hợp hộ kinh doanh không cần phải đăng ký kinh doanh bao gồm:

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

– Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến;

– Người kinh doanh lưu động;

– Người kinh doanh thời vụ;

– Người làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Lưu ý:

– Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vẫn phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Mức thu nhập thấp áp dụng lên từng địa phương sẽ do thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

Căn cứ quy định nêu trên, kinh doanh nhà trọ không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh nên vẫn sẽ phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Người cho thuê trọ có thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh.

>> Hãng luật DHP là đơn vị uy tín hỗ trợ người dân đăng ký hộ kinh doanh nhanh chóng, trọn gói, vui lòng liên hệ 1900 8616.

Quy định về PCCC khi kinh doanh nhà trọ

Theo quy định tại Nghị định 50/2024/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP) có hiệu lực từ ngày 15/05/2024, nhà trọ hiện đang là một trong những đối tượng bắt buộc yêu cầu và quản lý về phòng cháy chữa cháy, cụ thể nhà trọ thuộc các diện quản lý sau:

– Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy;

– Nhà trọ cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà phục vụ lưu trú từ 10.000 m3 trở lên thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ;

Kinh doanh nhà trọ và lưu ý về quy định phòng cháy chữa cháy
Kinh doanh nhà trọ và lưu ý về quy định phòng cháy chữa cháy (Ảnh minh họa)

– Nhà trọ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 2.500 m3 trở lên thuộc danh mục cơ sở do cơ quan công an quản lý;

– nhà trọ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú dưới 2.500 m3 thuộc danh mục cơ sở do UBND cấp xã quản lý.

Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xem thêm tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP và Nghị định 50/2024/NĐ-CP.

Trách nhiệm PCCC của chủ nhà trọ và người thuê trọ

1. Đối với chủ kinh doanh nhà trọ:

– Gắn điều lệnh quy định PCCC cho nhà trọ, nhà cho thuê;

– Tham gia các lớp tập huấn và rèn luyện các kỹ năng, biện pháp về PCCC;

– Trang bị các thiết bị phòng cháy nổ, bình chữa cháy, các phụ kiện hỗ trợ như búa thoát hiểm, mặt nạ khí, đèn sự cố…;

– Thường xuyên nhắc nhở người thuê thực hiện đúng các quy định về PCCC;

– Kiểm tra định kỳ nhà trọ để sớm phát hiện kịp thời những nguy cơ cháy nổ;

– Phối hợp với các ban ngành và người dân xung quanh để có cách ứng phó với trường hợp cháy, nổ xảy ra.

2. Đối với người thuê trọ:

– Chấp hành đúng, tốt các quy định về PCCC;

– Nắm vững các kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC;

– Có ý thức đảm bảo an toàn phòng nguy cơ cháy, nổ cho bản thân và mọi người xung quanh;

– Phát hiện, ngăn chặn các dấu hiệu có thể phát sinh nguy cơ cháy nổ hoặc các hành vi vi phạm luật về PCCC.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quy định về kinh doanh nhà trọ và một số lưu ý về phòng cháy chữa cháy khi kinh doanh nhà trọ. Trường hợp còn thắc mắc, Quý khách hàng có thể liên hệ với Hãng luật DHP để được tư vấn hướng dẫn.

* Hotline: 19008616

* Email: Contact@dhplaw.vn

* Facebook: www.facebook.com/luatdhp

* Website: dhplaw.vn

Chuyên viên pháp lý Như Mai

Post Author: Luật DHP