Điều kiện để hoạt động mua bán nợ năm 2024
Hoạt động mua bán nợ là một trong những hoạt động dần trở nên phổ biến trên thị trường. Đồng thời giải quyết rất nhiều nhu cầu về vốn, nợ… đối với các doanh nghiệp. Vậy mua bán nợ là gì? Điều kiện mua bán nợ như thế nào?
1. Thế nào là hoạt động mua bán nợ?
– Mua bán nợ:
Là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ. (Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN)
– Hoạt động mua bán nợ:
Không phải là hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán nợ không liên tục. Đồng thời không nhằm mục đích sinh lợi của tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- Hoạt động bán nợ đối với các khoản nợ của chính chủ nợ, không bao gồm các khoản nợ mà chủ nợ đã mua từ các chủ nợ khác;
- Hoạt động mua nợ không nhằm mục đích bán lại cho tổ chức, cá nhân, bao gồm cả hoạt động mua nợ để chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xử lý tài sản bảo đảm;
- Các hoạt động mua bán nợ khác không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi
– Bên mua nợ: Là tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận hoạt động mua nợ;
- Tổ chức khác, cá nhân (bao gồm cả tổ chức, cá nhân là người cư trú và người không cư trú).
– Bên bán nợ:
Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khoản nợ được bán. (Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN (sửa đổi tại Thông tư 18/2022/TT-NHNN))
2. Điều kiện khoản nợ được mua, bán
Các khoản nợ được mua, bán phải đáp ứng các điều kiện Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-NHNN (sửa đổi tại Thông tư 18/2022/TT-NHNN) như sau:
- Hồ sơ, chứng từ và các tài liệu có liên quan của khoản nợ được mua, bán, hợp đồng bảo đảm (nếu có) do bên bán nợ cung cấp phải phản ánh đầy đủ, chính xác thực trạng khoản nợ theo đúng quy định của pháp luật.
- Không có thỏa thuậnbằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ.
- Khoản nợ không được sử dụngđể bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua, bán nợ trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ.
Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau; HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện, trong đó có tư vấn và soạn thảo hợp đồng chi tiết – uy tín – trọn gói cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
3. Điều kiện với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ được quy định
- Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của Nghị định này.
- Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.
Ngoài những điều kiện trên, doanh nghiệp mua bán nợ phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ và Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 như sau:
Điều 7. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ
1. Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.
3. Các khoản nợ được mua bán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:
a) Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ;
b) Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về việc bán nợ;
c) Bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp.
4. Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán nợ, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, bên bán nợ.
5. Doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.
6. Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dụng ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.
=> Như vậy, để kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên trước khi hoạt động kinh doanh.
>> Liên hệ dịch vụ tư vấn pháp lý
Trên đây là một số thông tin tư vấn mang tính tham khảo dựa trên những thông tin mà Luật sư đã nhận được, xin thân gửi đến Quý độc giả.
Để được hỗ trợ và tư vấn vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
- HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
- HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
* Hotline: 19008616
* Email: Contact@dhplaw.vn
* Website: dhplaw.vn
* Facebook: facebook/luatdhp