Chào Luật sư. Sắp tới tôi và một số người bạn có kế hoạch góp vốn thành lập công ty cổ phần. Bên cạnh góp vốn bằng tiền mặt thì một số người nói rằng sẽ góp 50% là tiền mặt và 50% là sức lao động. Vậy góp vốn bằng sức lao động có được hay không?
————————————————————————————————–
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ để thành lập Công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của Công ty đã thành lập”
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn được quy định như sau:
“Điều 34. Tài sản góp vốn
- Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”
Do đó, các cá nhân, tổ chức có thể góp vào doanh nghiệp bằng các hình thức sau:
- Tiền mặt, vàng;
- Quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất, quyền sở hữu trí tuệ;
- Công nghệ và bí quyết kỹ thuật.
Như vậy, có thể thấy rằng luật không quy định hình thức góp vốn bằng sức lao động mà chỉ khi người đó có sở hữu một công nghệ, bí quyết kỹ thuật nào đó thì mới có thể dùng nó để góp vốn. Và tài sản đó phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc các tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và thể hiện bằng tiền Việt Nam đồng theo Khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020.
Do đó khi áp dụng vào thực tế các doanh nghiệp vẫn có thể cho phép thành viên góp vốn bằng sức lao động hoặc một công việc cụ thể nào đó. Đây là điều pháp luật không cấm và chỉ cần có sự đồng thuận của các thành viên sáng lập, thể hiện trong điều lệ công ty về việc góp vốn và các thành viên sẽ tự định giá công sức đó bằng tiền.
Lưu ý: Trong tường hợp góp vốn bằng sức lao động nên lập thành biên bản ghi nhận và việc chấp nhận hoặc định giá phải thực hiện đúng quy trình quyết định của loại hình doanh nghiệp để tránh xảy ra những tranh chấp sau này.