Có được quyền đơn phương ly hôn khi chồng ở nước ngoài không?

Có được quyền đơn phương ly hôn khi chồng ở nước ngoài không? – Luật sư trả lời

Câu hỏi: Tôi muốn làm đơn ly hôn chồng nhưng chồng tôi đang lao động ở Nhật Bản. Vậy tôi có được quyền đơn phương ly hôn không? Thủ tục tống đạt, triệu tập chồng tôi về Việt Nam để ly hôn được Tòa án thực hiện theo những phương thức nào?

Luật sư trả lời:

Các quy định pháp luật làm căn cứ để giải quyết tình huống:

  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
  • Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC;
  • Nghị định 08/2020/NĐ-CP;
  • Công văn số 33/TANDTC- HTQT ngày 21/02/2017;
  • Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

Đơn phương ly hôn đơn phương khi chồng đi lao động ở nước ngoài

Theo quy định của pháp luật tại Điều 51, Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 về quyền yêu cầu ly hôn, theo đó, người chồng không ký ly hôn thì người vợ vẫn có quyền đơn phương ly hôn.

Do đây là trường hợp đơn phương ly hôn nên trên đơn khởi kiện không cần phải có chữ ký của người chồng. Tuy nhiên, người vợ cần phải chứng minh được mâu thuẫn trầm trọng giữa hai vợ chồng, chứng minh rằng cuộc sống gia đình không còn được hạnh phúc (chồng chị đi nước ngoài, chung sống với phụ nữ khác,…..) thì Tòa án mới có căn cứ để giải quyết việc ly hôn. Đồng thời, cần có địa chỉ hiện tại của người chồng ở nước ngoài để Tòa án có căn cứ để giải quyết và tống đạt hồ sơ.

Tống đạt hồ sơ là gì?

Tống đạt được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP

“2. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”

Theo đó, tống đạt được hiểu là thủ tục thông báo, bàn giao văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Thi hành án,… cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật tố tụng.

Các phương thức tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài

Các phương thức tống đạt là các cách thức để chuyển giấy tờ từ một quốc gia này sang quốc gia khác. Theo quy định tại Điều 474 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 303 của Bộ luật Tố tụng hành chính năm 2015 cho phép Tòa án tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo nhiều phương thức khác nhau, bao gồm:

  1. Phương thức quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định về tống đạt bao gồm các hiệp định Tương trợ tư pháp và Công ước tống đạt. Để hài hòa quy định của pháp luật Việt Nam với Công ước tống đạt, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã được ban hành. Theo thông tư này, Tòa án có thể thực hiện tống đạt theo hai phương thức là thông qua Bộ Tư pháp hoặc Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

Để cụ thể hơn việc tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế trên, Công văn số 33/TANDTC- HTQT ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân tối cao về việc tống đạt văn bản cho đương sự ở nước ngoài được thực hiện như sau:

  • Tòa án thực hiện tống đạt văn bản tố tụng theo kênh chính thức được ghi nhận trong Công ước tống đạt khi đương sự có nơi cư trú hoặc có trụ sở tại 70 nước thành viên của Công ước này.
  • Tòa án thực hiện thủ tục tống đạt văn bản tố tụng theo kênh chính thức của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016 khi đương sự có nơi cư trú hoặc có trụ sở tại 18 nước, vũng lãnh thổ sau đây: Liên bang Nga, U-crai-na, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan, Mông Cổ, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cu Ba, An-giê-ri, Pháp, Ba Lan, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Séc, Trung Quốc, Xlo-va-ki-a, Lào, Cam-pu-chia và Đài Loan (Trung Quốc).
  • Khi thực hiện tống đạt theo kênh chính thức giữa Việt Nam với nước ngoài, Tòa án cần lưu ý, hiện nay các nước Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Séc, Xlo-va-ki-a, Ba Lan, Bê-la-rút, Bun-ga-ri, Pháp, Hung-ga-ri và Ca-dắc-xtan cũng là thành viên của Công ước tống đạt.

Vì vậy, Tòa án có thể lựa chọn tống đạt cho đương sự có nơi cư trú hoặc có trụ sở ở các nước này theo kênh chính thức căn cứ vào hiệp định Tương trợ tư phá giữa nước đó với Việt Nam hoặc Công ước tống đạt.

  1. Phương thức bưu chính

  2. Theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp luật nước đó đồng ý với các phương thức tống đạt này

Tòa án nhân dân các cấp được thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng theo đường bưu chính đã được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 474 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và điểm c khoản 1 Điều 303 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 nếu đương sự là người nước ngoài, công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, nước ngoài cư trú hoặc có trụ sở tại các nước không phản đối cách thức tống đạt theo đường bưu chính.

Người nước ngoài cư trú tại nước không phản đối cách thức tống đạt theo đường bưu chính bao gồm: công dân của nước không phản đối cách thức tống đạt theo đường bưu chính, người không quốc tịch và công dân nước khác cư trú tại nước đó.

Kênh tống đạt đường bưu chính được thực hiện nếu đáp ứng hai điều kiện:

  • Một là, việc tống đạt bằng bưu chính được pháp luật các nước yêu cầu chấp nhận và đáp ứng các điều kiện của pháp luật nước đó;
  • Hai là, nước được yêu cầu không phản đối việc sử dụng kênh tống đạt này. Việc quốc gia đưa ra tuyên bố không đồng nhất với việc nội bộ của quốc gia đó có coi tống đạt qua bưu chính là kênh hợp lệ hay không.

Ví dụ: đối với Việt Nam, trong các văn kiện gia nhập Công ước, chúng ta đưa ra điều khoản bảo lưu chỉ áp dụng kênh bưu chính với điều kiện gửi qua thư bảo đảm.

  1. Theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài (điểm d khoản 1 Điều 474 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)

Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, các tòa án cấp tỉnh và tòa án cấp cao khi tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài, sẽ gửi trực tiếp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mà không gửi qua Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao như trước đây. Quy trình này giảm bớt thủ tục hành chính và cơ quan trung gian trong việc thực hiện tống đạt văn bản tố tụng

  1. Theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam của đương sự ở nước ngoài

Đây là trường hợp người tham gia tố tụng tại tòa án Việt Nam là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của đương sự ở nước ngoài. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền có thể tống đạt giấy tờ cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của họ tại Việt Nam.

  1. Phương thức ngoại giao

Theo phương thức này, nếu đương sự có nơi cư trú hoặc có trụ sở tại các nước chưa cùng với Việt Nam là thành viên của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp và Công ước tống đạt giấy tờ, tòa án thực hiện việc tống đạt theo phương thức ngoại giao.

Cơ quan ngoại giao có trách nhiệm: Tiếp nhận các yêu cầu tống đạt của phía nước ngoài và chuyển về cơ quan đầu mối là Bộ tư pháp thực hiện; Tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu tống đạt giấy tờ gửi ra nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền trong nước do Bộ tư pháp chuyển đến.

Đối với trường hợp thực hiện yêu cầu tống đạt giấy tờ gửi ra nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền trong nước do Bộ tư pháp chuyển đến, cơ quan ngoại giao sẽ thực hiện theo 2 cách:

  • Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ trực tiếp thực hiện tống đạt giấy tờ cho công dân Việt Nam ở nước ngoài;
  • Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi cho cơ quan có thẩm quyền của phía nước ngoài đề nghị thực hiện các yêu cầu tống đạt giấy tờ cho công dân của họ, hoặc người nước ngoài cư trú tại nước đó.

Vậy, pháp luật có cho phép người vợ được tự ý đơn phương ly hôn không khi người chồng ở nước ngoài? Và Tòa án đã thực hiện thủ tục đống đạt qua những phương thức nào?

Theo quy định của pháp luật, bạn vẫn có quyền được đơn phương ly hôn với người chồng mặc dù chồng bạn hiện đang hợp tác lao động tại Nhật Bản. Tuy nhiên, để được Tòa án giải quyết việc ly hôn thì bạn cần chứng minh được những lý do xảy ra mâu thuẫn dẫn đến việc ly hôn.

Hiện nay, có rất nhiều phương thức khác nhau để Tòa án có thể dựa vào đó thực hiện tống đạt. Những phương thức tống đạt đã được chúng tôi phân tích như trên, tùy thuộc vào mục tiêu và sự thuận tiện mà Tòa án lựa chọn hình thức tống đạt phù hợp.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc liên quan đến pháp luật:

HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Miền Tây Nam Bộ: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Hotline: 0868335186

Email: luatdhp@gmail.com

Website: dhplaw.vn

Facebook: Facebook/Luatdhp

Post Author: btv tk