Doanh nghiệp FDI kinh doanh gạo và đường tại Việt Nam có được không?

Doanh nghiệp FDI kinh doanh gạo và đường tại Việt Nam có được không? – Luật sư trả lời

Câu hỏi: Trong lĩnh vực đầu tư, tôi đã nghe rất nhiều lần liên quan đến thuật ngữ  “doanh nghiệp FDI”. Vì thế, tôi muốn hiểu rõ hơn về khái niệm “doanh nghiệp FDI” là gì? Và theo quy định pháp định, doanh nghiệp FDI kinh doanh gạo và đường tại Việt Nam có được sự cho phép không ?

Luật sư trả lời:

Các quy định pháp luật làm căn cứ để giải quyết tình huống:

Các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như: Cam kết WTO, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU,…

Thông tư số 34/2013/TT-BCT

Thông tư 31/2022/TT-BTC

Khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP

Doanh nghiệp FDI là gì?

Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp tại nước ngoài mà không phân biệt cụ thể tỷ lệ góp vốn.

Hiện nay, có 2 dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu:

  • Doanh nghiệp có vốn nước ngoài 100%.
  • Doanh nghiệp liên doanh giữa các đối tác trong nước và các nước ngoài.

Ví dụ: Công ty TNHH Kimberly-Clark Việt Nam (KCV) là công ty có vốn 100% từ nước ngoài, thuộc sở hữu của tập đoàn Kimberly Clark Wide. Công ty gia nhập vào thị trường Việt Nam để cung cấp các mặt hàng như tã băng Huggies, khăn giấy Huggies, Kotex,…

Những loại hàng hóa nào mà doanh nghiệp FDI được quyền xuất khẩu, nhập khẩu và quyền phân phối?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 34/2013/TT-BCT thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền kinh doanh những mặt hàng như sau:

  1. Đối với xuất khẩu

Doanh nghiệp FDI được quyền xuất khẩu đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được quy định tại Phụ lục 01 của Thông tư số 34/2013/TT-BCT.

Những nhóm hàng hóa không được xuất khẩu gồm: dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum, ở dạng thô.

  1. Đối với nhập khẩu

Doanh nghiệp FDI được quyền nhập khẩu đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được quy định tại Phụ lục 02 của Thông tư số 34/2013/TT-BCT.

Những nhóm hàng hóa không được nhập khẩu bao gồm :

  • Xì gà, xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, từ lá thuốc lá hoặc từ các chất thay thế lá thuốc lá.
  • Lá thuốc lá đã chế biến và các chất thay thế thuốc lá đã chế biến khác; thuốc lá “thuần nhất” hoặc thuốc lá “hoàn nguyên”; chiết xuất và tinh chất lá thuốc lá.
  • Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải.
  • Báo, tạp chí chuyên ngành và các xuất bản phẩm định kỳ, có hoặc không có minh họa tranh ảnh hoặc chứa nội dung quảng cáo.
  • Đĩa, băng và các phương tiện lưu trữ thông tin đã ghi âm thanh hoặc ghi các hiện tượng tương tự khác, kể cả khuôn và vật chủ (gốc) để sản xuất băng, đĩa,…
  • Phương tiện bay khác (ví dụ: trực thăng, máy bay); tàu vũ trụ (kể cả vệ tinh) và tàu bay trong quỹ đạo và phương tiện đẩy để phóng tàu vũ trụ.
  • Các bộ phận của các mặt hàng thuộc nhóm 88.01 hoặc 88.02. Nhóm mã ngành có thể tra cứu tại Phụ lục của Thông tư 31/2022/TT-BTC.

Xem thêm: Tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

  1. Đối với phân phối

Doanh nghiệp FDI được quyền phân phối đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được quy định tại Phụ lục số 03 của Thông tư số 34/2013/TT-BCT.

Những nhóm hàng hóa không được thực hiện quyền phân phối bao gồm:

  • Lúa gạo
  • Đường mía, đường củ cải
  • Thuốc lá và xì gà
  • Dầu thô và dầu đã qua chế biến
  • Dược phẩm
  • Thuốc nổ
  • Sách, báo và tạp chí
  • Kim loại quý và đá quý
  • Vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu

Quy định pháp luật về doanh nghiệp FDI kinh doanh gạo và đường tại Việt Nam.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không được thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối đối với hàng hóa nằm trong Danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối theo quy định tại Thông tư số 34/2013/TT-BCT.

Ngoài ra, căn cứ theo biểu cam kết của WTO thì Việt Nam vẫn chưa cam kết mở cửa thị trường đối với việc thực hiện phân phối gạo và đường tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định rằng mặc dù những mặt hàng trên chưa được cam kết mở cửa thị trường mà Việt Nam là thành viên, nhưng nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện quyền phân phối bán lẻ nếu đã có cơ sở bán lẻ (như siêu thị, cửa hàng tiện lợi) và được cấp phép. Các doanh nghiệp FDI kinh doanh gạo và đường tại Việt Nam vẫn cần xin phép và được sự chấp thuận của Bộ Công thương thì mới có thể phân phối các mặt hàng này.

Vậy doanh nghiệp FDI kinh doanh gạo và đường tại Việt Nam có được không?

Từ những phân tích trên, có thể rút ra rằng, doanh nghiệp FDI kinh doanh gạo và đường tại Việt Nam là hoàn toàn có thể trong khuôn khổ mà pháp luật quy định.

Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh các mặt hàng đó tại siêu thị, siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải được sự đồng ý của Bộ Công Thương và được cấp giấy phép kinh doanh thì mới được phép kinh doanh.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc liên quan đến pháp luật:

HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Miền Tây Nam Bộ: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Hotline: 0868335186

Email: luatdhp@gmail.com

Website: dhplaw.vn

Facebook: Facebook/Luatdhp

Post Author: btv tk