Cơ quan Báo chí không được quyền phát công văn đề nghị/yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin và giải trình?

Cơ quan Báo chí không được quyền phát công văn đề nghị/yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin và giải trình theo đơn phản ánh của một công dân khi doanh nghiệp chưa vi phạm pháp luật là đúng hay sai? Luật sư trả lời

Về địa vị pháp lý, theo Điều 16 của Luật Báo chí thì cơ quan Báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức chủ quản đứng ra thành lập tờ Báo đó.

Như vậy, về địa vị pháp lý, cơ quan Báo chí không phải là cơ quan Nhà nước; cũng không phải là một tổ chức chính trị, chính trị xã hội. Do đó, về thẩm quyền, Cơ quan Báo chí không được quyền phát công văn đề nghị/yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin và giải trình.

Điều 4 của Luật Báo chí quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan Báo chí như sau:

“Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí

Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.

Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân;

b) Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

c) Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;

d) Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

đ) Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam;

e) Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững.”

Như vậy, trong chức năng, quyền hạn của Báo chí thì Luật cũng không cho phép và Cơ quan Báo chí không được quyền phát công văn đề nghị/yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin và giải trình theo đơn phản ánh của một công dân khi doanh nghiệp chưa vi phạm pháp luật.

Mặt khác, Điều 9 của Luật Báo chí cũng nghiêm cấm hành vi: “Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án”.

Do đó, nếu chưa có căn cứ để xác định doanh nghiệp vi phạm pháp luật thì Cơ quan Báo chí không được quyền phát công văn đề nghị/yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin và giải trình. Nếu cơ quan Báo chí vẫn cố tình bỏ qua quy định này thì có thể phạm vào điều cấm nêu trên của Luật.

Như vậy, căn cứ theo các quy định của Luật Báo chí như nêu trên thì Cơ quan Báo chí không được quyền yêu cầu/đề nghị các doanh nghiệp phát công văn đề nghị/yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin và giải trình theo đơn phản ánh của một công dân khi doanh nghiệp chưa vi phạm pháp luật.

Trường hợp Cơ quan Báo chí gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Xem thêm: Công khai thông tin cá nhân, đời tư người khác lên mạng xã hội thì có vi phạm pháp luật?

Trích Điều 331 Bộ luật Hình sự

“Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Tư vấn bởi Luật sư Võ Văn Sang – Hãng luật DHP

Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn pháp lý, trong đó có dịch vụ tư vấn pháp lý doanh nghiệp với đội ngũ Luật sư tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ dịch vụ tư vấn, vui lòng liên hệ Hotline 0868 335 186 hoặc theo thông tin dưới đây:

HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh miền Tây nam bộ: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Hotline: 0868335186

Email: contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Facebook: Facebook/Luatdhp

Post Author: ahung