CÁCH THỨC SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG

Cách thức sử dụng thẻ tín dụng

Luật sư giỏi tại The Manor – Hãng luật DHP xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời như sau:

1. Thẻ tín dụng là gì? Các loại thẻ tín dụng?

1.1. Khái niệm:

Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về thẻ tín dụng như sau:

“Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.”

Có thể hiểu đơn giản, thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép khách hàng thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ. Nói cách khác thì đây chính là một hình thức vay tiền của ngân hàng để thanh toán trước và tới kỳ hạn thanh toán chủ thẻ có nhiệm vụ phải trả tiền lại đầy đủ cho ngân hàng.

1.2. Phân loại:

Có thể phân loại thẻ tín dụng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, sau đây là một số tiêu chí phổ biến:

  • Theo hạng thẻ: Hạng chuẩn, hạng vàng, hạng bạch kim. Mỗi hãng thẻ sẽ có những điều kiện và hạn mức thẻ khác nhau.
  • Theo chủ thể sử dụng: Thẻ tín dụng doanh nghiệp – cấp cho tổ chức, doanh nghiệp; Thẻ tín dụng cá nhân – cấp cho các cá nhân đơn lẻ.
  • Theo phạm vi sử dụng: Thẻ nội địa dùng để sử dụng, chi tiêu trong nước; Thẻ quốc tế có thể sử dụng, chi tiêu tại nhiều quốc gia.
  • Theo mục đích sử dụng: Các ngân hàng có thể phát hành một số sản phẩm thẻ tín dụng riêng biệt nhằm hướng tới các nhóm khách hàng có chung mục đích sử dụng.

2. Cách thức sử dụng thẻ tín dụng:

2.1. Đối tượng được sử dụng thẻ tín dụng:

Theo điểm c khoản 1 Điều 15 Thông tư 19/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi Thông tư số 26/2017/TT-NHNN và Thông tư số 28/2019/TT-NHNN) (sau đây gọi tắt là Thông tư 19/2016/TT-NHNN), tổ chức phát hành thẻ xem xét và quyết định cấp tín dụng qua thẻ tín dụng cho chủ thẻ đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Đối với chủ thẻ là chính cá nhân: theo khoản 1 Điều 16 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN
  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Đối với chủ thẻ chính là tổ chức: theo khoản 2 Điều 16 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN

Tổ chức là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được sử dụng thẻ tín dụng. Chủ thẻ là tổ chức được ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân sử dụng thẻ của tổ chức đó hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ.

  • Ngoài ra, đối tượng không được cấp tín dụng quy định tại Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không được làm thẻ tín dụng, gồm:
  • Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.
  • Các điều kiện khác: điểm c, d khoản 1 Điều 15 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN
  • Chủ thẻ sử dụng tiền vay đúng mục đích và có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng hạn;
  • Tổ chức phát hành thẻ xem xét và yêu cầu chủ thẻ áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, đối tượng được sử dụng thẻ còn có thể là chủ thẻ phụ theo khoản 3 Điều 16  Thông tư số 19/2016/TT-NHNN: Chủ thẻ phụ được sử dụng thẻ theo chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính nhưng chỉ trong phạm vi quy định sau đây:

  •  Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ tín dụng;
  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ tín dụng.
  • Trường hợp người sử dụng thẻ là người nước ngoài thì phải được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên.

2.2. Phạm vi sử dụng thẻ tín dụng:

Cơ sở pháp lý: điểm b, e khoản 3 Điều 17 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN

  • Thẻ tín dụng được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; nạp, rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ; không được sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước;
  • Thẻ tín dụng phát hành bằng phương thức điện tử không thực hiện rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, thanh toán quốc tế trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 10a Thông tư số 19/2016/TT-NHNN.

2.3. Nguyên tắc sử dụng thẻ tín dụng:

Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 17 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN

  • Chủ thẻ phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của tổ chức phát hành thẻ khi giao kết hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin mà mình cung cấp.
  • Khi sử dụng thẻ tín dụng chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức phát hành thẻ các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức phát hành thẻ.

3. Hậu quả khi không trả nợ thẻ tín dụng:

  • Chịu phí phạt do quá hạn thanh toán:

Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN, khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức phát hành thẻ các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã ký với tổ chức phát hành thẻ.

Nếu không thanh toán toàn bộ khoản vay (trả góp) trong khoảng thời gian này, khách hàng sẽ phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng.

  • Có lịch sử nợ xấu ảnh hưởng đến các khoản vay sau này:

Nợ xấu là những khoản tín dụng do vay mượn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, tới thời hạn trả nhưng chưa trả hoặc không trả. Các khoản nợ xấu này đều sẽ được lưu trữ thông tin tại Trung tâm tín dụng CIC.

Theo đó, khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, vay tiêu dùng, vay tín dụng… ngân hàng sẽ căn cứ vào thông tin tín dụng của khách hàng trên hệ thống CIC để xác định độ tín nhiệm rồi mới cho vay.

  • Bị ngân hàng làm phiền, đòi nợ:

Nếu quên không thanh toán nợ đúng hạn, ngân hàng sẽ thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như nhắn tin, gọi điện, gửi mai để để nhắc nhở khách hàng trả nợ.

Nếu không có sự trao đổi giữa hai bên, sau một thời gian, ngân hàng sẽ khóa hoặc đóng tài khoản thẻ để tránh phát sinh những khoản chi tiêu mới. Trường hợp xấu nhất, khách hàng còn có thể bị ngân hàng khởi kiện để đòi lại tiền.

  • Bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 nếu có dấu hiệu bỏ trốn hay lừa dối để không trả nợ.

Nếu bạn muốn nhận được lời tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư tại The Manor – HÃNG LUẬT DHP.

Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại Bình Thạnh, Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ pháp lý với đội ngũ Luật sư tại The Manor, TP. Hồ Chí Minh một cách tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Hotline: 19008616

Email: contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Post Author: Luật DHP