CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT KHI LY HÔN LÀ GÌ?

Chào luật sư, các vấn đề cần giải quyết khi ly hôn là gì?

Dịch vụ ly hôn tại Phú Quốc – Hãng luật DHP xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời như sau:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Do vậy, điều kiện tiên quyết để ly hôn là đã kết hôn – có quan hệ vợ chồng theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Khi ly hôn, cần chú ý các vấn đề sau:

1. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của vợ, chồng được quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình như sau: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Trường hợp vợ, chồng không cùng tự nguyện, đồng thuận trong việc yêu cầu giải quyết ly hôn thì các bên có quyền đơn phương yêu cầu giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 56 như sau:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu giải quyết ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành, thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Căn cứ chứng minh vấn đề vi phạm nghĩa vụ vợ, chồng khá đa dạng, bạn có thể tham khảo như:

– Tin nhắn trao đổi, hình ảnh, ghi âm, ghi hình về hành vi ngoại tình.

– Chứng cứ về việc có con riêng.

– Lời tự khai của người ngoại tình…v…v…

Xem chi tiết tại đây

2. Quyền nuôi con

Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Lưu ý:

Căn cứ xem xét quyền nuôi con trong trường hợp con trên 36 tháng tuổi và vợ chồng không có thống nhất chung về quyền nuôi con là:

– Điều kiện về vật chất: Điều kiện sống, ăn, ở mặc,….

– Điều kiện về tinh thần: Thời gian chăm sóc con, nuôi dạy, giáo dục con,…

3. Phân chia tài sản chung

Tài sản chung được quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành gồm:

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân

– Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

– Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tóm lại, với quy định này thì về nguyên tắc các tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân (từ ngày kết hôn đến ngày ly hôn hoặc khi một trong hai bên chết).

Lưu ý: Việc phân chia tài sản chung khi ly hôn do các bên tự thỏa thuận, thống nhất với nhau. Trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tòa án căn cứ vào yêu cầu của các bên hoặc của một trong các bên, quy định pháp luật và các yếu tố sau đây để tiến hành giải quyết:

– Hoàn cảnh của gia đình và vợ, chồng như tình trạng sức khỏe, khả năng lao động… Căn cứ vào tình hình thực tế, bên nào khó khăn hơn sau khi ly hôn sẽ được chia nhiều hơn…

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung này. Bên có công sức nhiều hơn thì được chia nhiều hơn. Tuy nhiên, vợ, chồng ở nhà nội trợ vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với người đi làm;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Dù vậy, việc bảo vệ này không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của người còn lại;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Lỗi của một bên dẫn đến việc ly hôn của vợ chồng: Một trong hai người có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy…

Đặc biệt, khi phân chia tài sản chung vợ chồng, Tòa án phải xem xét đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp chia tài sản khi ly hôn đều phải chia đôi. Có thể căn cứ vào thỏa thuận của hai vợ chồng và nhiều yếu tố như trên để phân chia.

4. Nghĩa vụ chung về tài sản

Thông thường, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng sẽ cùng nhau thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, khi cuộc hôn nhân không trọn vẹn dẫn đến việc phải ly hôn, các khoản nợ sẽ được chia rạch ròi cho mỗi bên có nghĩa vụ.

Thực tế, không phải chỉ trường hợp hai vợ chồng cùng thỏa thuận vay tiền thì hai vợ chồng mới cùng phải trả khoản tiền đó. Trong nhiều trường hợp, dù khoản nợ được xác lập chỉ từ ý chí một người nhưng cả hai vẫn phải cùng trả.

Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành quy định rằng:

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Trên đây, là toàn bộ nội dung tư vấn thân gửi đến bạn.

Nếu bạn muốn nhận được lời tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Dịch vụ ly hôn tại Phú Quốc – HÃNG LUẬT DHP.

Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại Phú Quốc, Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ pháp lý với đội ngũ Luật sư tại Phú Quốc một cách tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây: HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Hotline: 19008616

Email: contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

facebook: facebook/luatdhp

Post Author: Luật DHP