Các thủ tục pháp lý trong việc giành quyền nuôi con khi ly hôn
Dịch vụ ly hôn nhanh tại Vinhomes Bình Thạnh – Hãng luật DHP xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời như sau:
1. Ly hôn là gì?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Pháp luật Việt Nam quy định nghiêm cấm việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân; việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
2. Các nguyên tắc về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi ly hôn:
Việc giành quyền nuôi con, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi ly hôn được quy định trong Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Với những điều luật trên có thể thấy, theo nguyên tắc việc nuôi con khi ly hôn trước tiên là vấn đề của mỗi bên sau khi thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc.
3. Có thể giành lại quyền nuôi con khi ly hôn không?
Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, để có thể thực hiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa, cần chứng minh người có được quyền nuôi con sau ly hôn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con (về mặt sức khỏe, tinh thần, học tập…) và bản thân phải có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con hơn người kia thì Tòa án sẽ căn cứ vào những căn cứ trên nhằm ra phán quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Nếu vợ/chồng đạt được thỏa thuận về quyền nuôi con, khi đó bản thân có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình quyền nuôi con. Nếu như vợ/chồng không thỏa thuận được thì tranh chấp về việc đòi lại quyền nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Điều 28 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, do đó có thể gửi đơn khởi kiện cùng chứng cứ về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người kia đang cư trú.
4. Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn:
- Điều kiện về vật chất: chứng minh thu nhập thực tế, có công việc ổn định, có chỗ ở ổn định (có nhà ở hợp pháp), môi trường sinh hoạt, điều kiện học tập cho con.
Để có thể chứng minh được điều kiện vật chất của mình, cần có mức thu nhập cao hơn người kia để đảm bảo nuôi dưỡng tốt cho con. Ngoài ra, để giành quyền nuôi con cần cung cấp các giấy tờ chứng thực đi kèm như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà…
Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc giành quyền nuôi con. Khi có đủ năng lực về kinh tế, sẽ có thể đảm bảo cho con một cuộc sống ổn định, môi trường sống tốt, điều kiện sinh hoạt đảm bảo.
- Điều kiện về tinh thần: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…
Đây là yếu tố được thể hiện bởi việc có thời gian chăm sóc con, giành nhiều tình yêu cho con, tôn trọng ý kiến của con, tạo cho con môi trường sống môi trường học tập khoa học, nhiều tình thương, đảm bảo cho quá trình trưởng thành của con. Người có quyền nuôi con không được có hành vi bạo lực đối với con cái, không để con tiếp xúc với các tệ nạn xã hội.
Vì vậy, để có thể giành quyền nuôi con, cần chứng minh được bản thân có đầy đủ điều kiện về mặt vật chất và tinh thần. Nếu người mẹ không đủ điều kiện hoặc người bố không đủ điều kiện, hoặc không có tài sản nào, việc đó đồng nghĩa với việc không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con cũng như giành quyền nuôi con. Lúc này, quyền lợi sẽ dành cho người đủ điều kiện hơn.
5. Ai được yêu cầu thay đổi quyền nuôi con?
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Như vậy, khi yêu cầu thay đổi quyền nuôi con, trước hết người có quyền sẽ là cha, mẹ của đứa trẻ đó. Sau đó, người có quyền sẽ là các trường hợp được quy định quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:
- Người thân thích: khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích, đây là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, có cùng dòng máu về trực hệ và có họ trong phạm vi ba đời. Do đó, người thân thích có thể là ông, bà, cô, dì, chú, cậu, mợ…
- Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…
- Hội Liên hiệp phụ nữ.
6. Hồ sơ cần chuẩn bị để giành quyền nuôi con sau ly hôn:
Hồ sơ cần chuẩn bị để giành quyền nuôi con sau ly hôn:
- Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con;
- Quyết định, bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
- Chứng minh Nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn, Sổ hộ khẩu;
- Giấy khai sinh của con;
- Các chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện thay đổi quyền trực tiếp nuôi con (áp dụng trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc khởi kiện thay đổi quyền nuôi con khi người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con).
7. Thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn:
Việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là một trong những thủ tục tố tụng dân sự. Do đó, thủ tục này được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể là vụ án tranh chấp nếu cha, mẹ không thỏa thuận được hoặc do người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện dẫn đến người còn lại hoặc cá nhân, tổ chức khác phải khởi kiện để thay đổi người nuôi con. Theo đó, tranh chấp (không thỏa thuận được mà phải khởi kiện) hay yêu cầu (thỏa thuận được) về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết việc tranh chấp hoặc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
- Đồng thời, điểm i khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
- Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
- Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;
Do đó, thẩm quyền giải quyết thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên thỏa thuận thay đổi nuôi con cư trú, làm việc hoặc Tòa án cấp huyện nơi người con đang cư trú.
Tùy vào từng hình thức yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn sẽ quyết định thời gian giải quyết nhanh hay chậm:
- Khởi kiện: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 04 – 06 tháng.
- Yêu cầu: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 02 – 03 tháng.
Nếu bạn muốn nhận được lời tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Dịch vụ ly hôn nhanh tại Vinhomes Bình Thạnh – HÃNG LUẬT DHP.
Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tại Bình Thạnh, Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ pháp lý với đội ngũ Luật sư tại Vinhomes Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh một cách tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Để được hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây: HÃNG LUẬT DHP
HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Hotline: 1900.8616
Email: contact@dhplaw.vn
Website: dhplaw.vn
Facebook: facebook/Luatdhp