Các loại Hợp đồng thường gặp trong hoạt động kinh doanh và đời sống

Các loại Hợp đồng thường gặp trong hoạt động kinh doanh và đời sống – Luật sư trả lời

Câu hỏi: Khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào, các bên thường lựa chọn lập hợp đồng để ghi nhận lại những thoả thuận đó. Vậy trong thực tiễn, có những loại hợp đồng nào thường xuyên được sử dụng trong hoạt động kinh doanh và đời sống hàng ngày?

Hãy cùng DHP theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết!

Các quy định pháp luật

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Đất đai năm 2024;
  • Luật Nhà ở năm 2023;
  • Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023;
  • Luật Thương mại năm 2005;
  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật Xây dựng năm 2014;
  • Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024;
  • Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
  • Luật Giao dịch điện tử năm 2023;
  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022);
  • Luật Lao động năm 2019.

Hợp đồng là gì?

Theo quy định pháp luật tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Như vậy hợp đồng được hiểu là công cụ pháp lý thể hiện ý chí tự nguyện của các bên tham gia, nhằm thiết lập các cam kết ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ. Thông qua hợp đồng, các bên có thể tạo ra một quan hệ pháp lý mới (ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản), điều chỉnh lại các điều kiện đã thỏa thuận trước đó (ví dụ: gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ), hoặc chấm dứt một quan hệ pháp lý đang tồn tại (ví dụ: hợp đồng chấm dứt trước thời hạn theo thỏa thuận).

Các loại hợp đồng thông dụng hiện nay?

1. Lĩnh vực dân sự

Nhóm 1: Hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản

  • Hợp đồng mua bán tài sản;
  • Hợp đồng trao đổi tài sản;
  • Hợp đồng tặng cho tài sản;
  • Hợp đồng vay tài sản.

Nhóm 2: Hợp đồng sử dụng tài sản

  • Hợp đồng thuê tài sản;
  • Hợp đồng mượn tài sản;
  • Hợp đồng thuê khoán tài sản.

Nhóm 3: Hợp đồng về thực hiện công việc

  • Hợp đồng dịch vụ;
  • Hợp đồng vận chuyển (người hoặc hàng hóa);
  • Hợp đồng gia công;
  • Hợp đồng gửi giữ tài sản;
  • Hợp đồng ủy quyền.

Nhóm 4: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

  • Hợp đồng đặt cọc, mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất;
  • Hợp đồng tặng cho nhà ở;
  • Hợp đồng thuê nhà;
  • Hợp đồng mua bán nhà ở;Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.

2. Lĩnh vực hoạt động thương mại

Nhóm 1: Mua bán:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa

Nhóm 2: Phân phối

  • Hợp đồng đại lý thương mại;
  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Nhóm 3: Sản xuất: Hợp đồng gia công hàng hóa

Nhóm 4: Đặc biệt: Hợp đồng đấu giá, đấu thầu, kho bãi, lưu kho.

3. Lĩnh vực đầu tư

Nhóm 1: Các loại hợp đồng hợp tác

  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC);
  • Hợp đồng góp vốn, liên doanh;
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Nhóm 2: Các loại hợp đồng đặc thù

  • Hợp đồng đối tác công tư (PPP-BOT, BT, BOO);
  • Hợp đồng sáp nhập, mua lại (M&A);
  • Hợp đồng chuyển nhượng dự án.

4. Lĩnh vực xây dựng

Nhóm 1: Tư vấn

  • Hợp đồng tư vấn thiết kế, giám sát;
  • Hợp đồng tư vấn quản lý dự án đầu tư.

Nhóm 2: Thi công: Hợp đồng thi công xây dựng.

5. Lĩnh vực Tổ chức tín dụng

  • Hợp đồng tín dụng;
  • Hợp đồng bảo lãnh;
  • Hợp đồng thế chấp;
  • Hợp đồng cầm cố tài sản.

6. Lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm

  • Hợp đồng bảo hiểm;
  • Hợp đồng đại lý bảo hiểm.

7. Lĩnh vực Giao dịch điện tử: Hợp đồng thương mại điện tử

8. Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

  • Hợp đồng chuyển nhượng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí;
  • Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

9. Lĩnh vực lao động

  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn, không xác định thời hạn;
  • Hợp đồng thử việc;
  • Hợp đồng khoán việc.

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng?

Trong thực tiễn, việc vận dụng các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hợp đồng đòi hỏi người soạn thảo phải có sự hiểu biết sâu rộng không chỉ về Bộ luật Dân sự – là bộ luật nền tảng điều chỉnh quan hệ hợp đồng mà còn cần nắm vững các luật chuyên ngành liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể, như Luật Thương mại, Luật Xây dựng, Luật Lao động,….Hợp đồng thường chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau, do đó việc xác định đúng quy phạm áp dụng là điều kiện tiên quyết để xây dựng hợp đồng phù hợp và có hiệu lực.

Các điều kiện để một hợp đồng có hiệu lực pháp luật về: hình thức hợp đồng, điều kiện năng lực pháp luật, năng lực hành vi của chủ thể ký kết, mục đích giao kết hợp đồng… là những điều kiện cơ bản của hợp đồng. Trong giao dịch dân sự, việc xây dựng hợp đồng với các điều khoản chặt chẽ, cụ thể là giải pháp an toàn nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý. Hợp đồng cần dự liệu trước các tình huống phát sinh do yếu tố khách quan, đặc biệt là các sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Do đó, việc lồng ghép các điều khoản điều chỉnh trong những trường hợp này sẽ giúp các bên có thể phản ứng linh hoạt, phù hợp với thực tế phát sinh, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có những biến cố bất ngờ, không thể lường trước xảy ra.

Để được hỗ trợ dịch vụ tư vấn về Mẫu Hợp đồng đại lý độc quyền và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ Hotline 0868 335 186 hoặc theo thông tin dưới đây:

HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Miền Tây Nam Bộ: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Hotline: 0868335186

Email: contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Facebook: Facebook/Luatdhp

Post Author: ahung