Các hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp thường hay sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh – Luật sư trả lời
Câu hỏi: Hiện nay, tôi thấy có rất nhiều mẫu hợp đồng kinh tế được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện. Vậy, theo xu hướng hiện nay thì có những hợp đồng kinh tế nào mà doanh nghiệp thường hay sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Luật sư trả lời:
Các quy định pháp luật làm căn cứ để giải quyết tình huống
Luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005
Khái niệm về hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc xác lập thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong những quan hệ cụ thể; như thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh.
Theo nghĩa này, hợp đồng kinh tế được thiết lập trên cơ sở tình nguyện và không bắt buộc. Hợp đồng kinh tế có những điểm giống với hợp đồng dân sự, trong đó điểm giống cơ bản nhất là cả hai hợp đồng đều là sự thỏa thuận nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng, các bên cùng có lợi. Tuy nhiên, hợp đồng dân sự cũng có điểm khác với hợp đồng kinh tế bởi các hợp đồng kinh tế được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, là công cụ điều chỉnh quan hệ kinh doanh bình đẳng.
Văn bản pháp lý quy định về hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế chịu sự điều chỉnh giữa trên 2 loại văn bản, đó là: bộ luật dân sự
2015 và Luật thương mại 2005. Cả hai loại văn bản này đang có hiệu lực pháp luật, được thay thế cho 2 loại văn bản trước đây như pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, bộ luật dân sự 2005 hay luật thương mại 1997.
Xem thêm: Các loại hợp đồng trong kinh doanh
Phân loại hợp đồng kinh tế
Về phân loại hợp đồng kinh tế, dựa trên những căn cứ khác nhau mà người ta chia hợp đồng kinh tế thành nhiều loại khác nhau:
-
Căn cứ vào thời hạn của hợp đồng kinh tế
- Hợp đồng kinh tế ngắn hạn: là hợp đồng thường có hiệu lực trong thời gian ngắn, thường là vài tháng đến một năm. Đây là hợp đồng kinh tế thường được sử dụng, có thể điều chỉnh dễ dàng hơn so với hợp đồng dài hạn. Bởi vì thời gian thực hiện ngắn, các bên có thể ít chịu sự rủi ro.
- Hợp đồng kinh tế dài hạn: là hợp đồng có thời hạn thực hiện từ 1 năm trở lên. Hợp đồng kinh tế dài hạn giúp các bên duy trì mối quan hệ lâu dài, từ đó có thể xây dựng sự tin cậy và hợp tác tốt hơn. Tùy thuộc vào mục đích của hợp đồng mà các đơn vị ký kết các hợp đồng kinh tế ngắn hạn hay dài hạn.
-
Căn cứ vào tính chất hàng hóa- tiền tệ của mối quan hệ
- Hợp đồng kinh tế mang tính chất đền bù: là hợp đồng mà quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia. Trong hợp đồng thường ghi rõ bên vi phạm hoặc bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên chịu thiệt hại về mọi thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng.
- Hợp đồng kinh tế mang tính tổ chức: là loại hợp đồng được xác lập nhằm điều chỉnh các hoạt động giữa các bên trong một tổ chức, một doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau. Các bên tham gia hợp đồng thường là tổ chức, doanh nghiệp hoặc các bộ phận trong cùng một tổ chức, có thể là quản lý, bộ phận kinh doanh, bộ phận kỹ thuật,….
-
Căn cứ vào nội dung cụ thể của các quan hệ kinh tế
Hợp đồng kinh tế có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, mỗi loại hợp đồng có những đặc điểm và ứng dụng riêng. Dưới đây là các hợp đồng kinh tế phổ biến:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa: là thỏa thuận giữa người bán và người mua về việc chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa với điều kiện thanh toán cụ thể. Trong đó, bên bán cam kết chuyển quyền sở hữu cho bên mua, và bên mua có trách nhiệm thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận hợp đồng.
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ: là thỏa thuận giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, trong đó quy định rõ nội dung, chất lượng dịch vụ và hình thức thanh toán.
- Hợp đồng hợp tác: là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
- Hợp đồng xây dựng: là hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu về việc thực hiện các công việc xây dựng, bao gồm thiết kế, thi công và hoàn thiện công trình.
- Hợp đồng tín dụng: là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay)
- Hợp đồng bảo hiểm: là hợp đồng giữa bên mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm, trong đó công ty bảo hiểm cam kết bồi thường cho bên mua trường hợp xảy ra sự kiện được bảo hiểm.
- Hợp đồng môi giới thương mại: là sự thỏa thuận của các bên trong đó bên môi giới cung cấp dịch vụ, còn bên được môi giới phải trả thù lao như đã thỏa thuận.
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại: là hợp đồng được ký kết giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền nhằm tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại: là hợp đồng dịch vụ được giao kết giữa bên thuê dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại
Các loại hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp thường hay sử dụng là những hợp đồng nào?
Doanh nghiệp thường hay sử dụng những loại hợp đồng kinh tế như chúng tôi đã phân tích ở phần trên. Đó là những loại hợp đồng kinh tế phổ biến để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi loại hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạt động kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ nội dung và điều khoản của từng loại hợp đồng để thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của mình.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc liên quan đến pháp luật:
HÃNG LUẬT DHP
HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Miền Tây Nam Bộ: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Hotline: 0868335186
Email: luatdhp@gmail.com
Website: dhplaw.vn
Facebook: Facebook/Luatdhp