Nhà đầu tư nước ngoài có thể thay đổi trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nước ngoài góp thêm vốn góp vào doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư chuyển nhượng dự án/ vốn góp cho nhà đầu tư mới. DHP LAW sẽ tổng hợp những quy định về thay đổi nhà đầu tư như sau:
Điều 37 Nghị định 118/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 27/12/2015 của Chính Phủ quy định về Thủ tục thay đổi nhà đầu tư trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư như sau:
Nhà đầu tư được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư của mình cho nhà đầu tư khác theo các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng dự án phát sinh thu nhập, nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư thực hiện nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật.
Ảnh mang tính chất minh họa (nguồn Internet)
1. Thủ tục thay đổi nhà đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư:
- Hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
– Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;
– Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);
– Bản sao Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
– Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Thời gian thực hiện
Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư để điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Thủ tục thay đổi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ theo quy định cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
Bước 2: Thẩm định hồ sơ dự án
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản này có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình;
Bước 3: Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo về việc đáp ứng điều kiện chuyển nhượng dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cơ quan đăng ký đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư;
Bước 4: Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.
3. Thủ tục thay đổi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:
Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ theo quy định cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản này có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình;
Bước 3: Xin quyết định chủ trương đầu tư (trình UBND tỉnh và Chính phủ)
Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này, Cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư (nếu có).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư;
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan đăng ký đầu tư;
Bước 4: Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.
Lưu ý:
– Đối với dự án thực hiện theo quyết định chủ trương đầu tư của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (sau đây gọi là Ban Quản lý), Ban Quản lý quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư khi đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư.
– Đối với dự án đầu tư đã được quyết định chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác, vận hành thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Nếu dự án thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì doanh nghiệp chỉ thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư đó thì thực hiện thủ tục cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
– Sau khi doanh nghiệp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cần thực hiện một số thủ tục để tránh các thủ tục pháp lý phát sinh ngoài ý muốn như sau:
* Nếu doanh nghiệp thay đổi nhà đầu tư, nhà đầu tư góp thêm vốn, tăng vốn điều lệ làm thay đổi mức thuế môn bài. Nhà đầu tư cần thực hiện kê khai thuế môn bài mức mới và nộp thuế môn bài bổ sung;
* Nếu doanh nghiệp thay đổi có thêm thành viên góp vốn mới cần lưu ý nhà đầu tư mới phải góp vốn đầu tư vào tài khoản chuyển vốn của doanh nghiệp và lưu ý góp đúng tiến độ theo thời hạn đã cam kết theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
* Doanh nghiệp lưu ý thủ tục báo cáo và các mẫu báo cáo của doanh nghiệp theo nội dung ghi nhận và nghĩa vụ báo cáo đầu tư của doanh nghiệp (Thông thường là quy định tại Điều 3 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Để được hỗ trợ, tư vấn về vấn đề Giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho người nước ngoài một cách tốt nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
HÃNG LUẬT DHP
Địa chỉ: L4-09.OT06 Tòa nhà Landmark 4 Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0986.938.627
Zalo, Viber, Line: 0986.938.627
Facebook: facebook.com/DHPLAW