Theo quy định pháp luật thì doanh nghiệp có buộc phải đóng quỹ phòng chống thiên tai?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải đóng quỹ phòng chống thiên tai? – Luật sư trả lời

Công ty X nhận được Thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ nộp Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2024 trên địa bàn huyện A. Theo đó, Ủy ban nhân dân huyện A đề nghị Công ty X thực hiện nghĩa vụ nộp Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2024 trên địa bàn huyện A. Mức đóng góp bắt buộc là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31/12 của tổ chức báo cáo cơ quan thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng.

Công ty X muốn hỏi, việc yêu cầu đóng quỹ phòng chống thiên tai có đúng quy định của pháp luật không? Và nếu Công ty X không đóng thì có thể phải chịu chế tài nào?

Luật sư giải đáp:

Ngoài sự tự nguyện, tự giác thì trong một số trường hợp, một số đối tượng thì pháp luật quy định nghĩa vụ đóng góp các loại quỹ là bắt buộc.

Khoản 1 Điều 10 Luật phòng, chống thiên tai quy định: Quỹ phòng chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

Điểm b khoản 2 Điều 10 Luật phòng, chống thiên tai quy định: Nguồn tài chính của Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động; điều tiết từ Quỹ phòng chống, thiên tai trung ương, giữa các Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.

Điểm i khoản 2 Điều 35 Luật phòng, chống thiên tai quy định: Tổ chức kinh tế có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ phòng chống thiên tai theo quy định của Chính phủ.

ð Như vậy, Công ty X bắt buộc phải đóng góp vào quỹ phòng chống thiên tai.

Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 78/2021/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tổ chức công tác thu, nộp quỹ theo quy định.

ð Do đó, việc Ủy ban nhân dân huyện A thông báo tới Công ty X để yêu cầu nộp quỹ phòng, chống thiên tai là đúng quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định về mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai như sau: Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.

Điểm k khoản 1 Điều 13 Nghị định 78/2021/NĐ-CP, một trong những đối tượng được miễn đóng góp quỹ phòng chống thiên tai là: Tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn trong năm bị thiệt hại do thiên tai gây ra về tài sản, nhà xưởng, thiết bị khi phải tu sửa, mua sắm với giá trị lớn hơn hai phần vạn (0,02%) tổng giá trị tài sản của tổ chức hoặc phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 05 ngày liên tục trở lên có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khoản 2 Điều 13 Nghị định 78/2021/NĐ-CPquy định đối tượng được giảm, tạm hoãn đóng quỹ phòng chống thiên tai là: Tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì được xem xét giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ cấp tỉnh. Mức giảm đóng góp quỹ tương ứng mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do cơ quan Thuế công bố hàng năm.

ð Như vậy, nếu Công ty X không thuộc trường hợp được miên, giảm, tạm hoãn đóng quỹ theo quy định nêu trên thì Quý Công ty phải nộp số tiền quỹ phòng chống thiên tai trong 1 năm là: 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng.

Nếu Công ty X thuộc trường hợp được miễn, giảm, tạm hoãn đóng quỹ phòng chống thiên tai theo quy định nêu trên thì Quý Công ty cần báo cáo thiệt hại (nếu có) và làm văn bản để đề xuất chính quyền địa phương để tổng hợp gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn, giảm, tạm hoãn.

Nếu Công ty X không thuộc trường hợp được miễn, giảm, tạm hoãn đóng quỹ phòng chống thiên tai theo quy định nhưng không đóng quỹ thì Công ty X có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, Công ty X còn bị buộc phải đóng số tiền quỹ chưa nộp. Mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 03/2022/NĐ-CP.

KẾT LUẬN: Theo quy định pháp luật, Doanh nghiệp bắt buộc phải đóng quỹ phòng chống thiên tai.

Để được tư vấn chi tiết hơn, đề nghị liên hệ Hotline của Chúng tôi: 0868.335.186

Tư vấn bởi Luật sư Võ Văn Sang – Hãng luật DHP.

Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn pháp lý, trong đó có dịch vụ tư vấn luật về hôn nhân và gia đình với đội ngũ Luật sư tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ dịch vụ tư vấn, vui lòng liên hệ Hotline 0868 335 186 hoặc theo thông tin dưới đây:

HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP Văn phòng Miền Tây Nam Bộ: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Hotline: 0868335186

Email: contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Facebook: Facebook/Luatdhp

Post Author: ahung