Nguồn gốc và ý nghĩa của tượng Nữ thần công lý – Justitia

Sau đây, Luật sư Trần Đức Hùng – Hãng luật DHP xin giới thiệu đến bạn đọc Nguồn gốc và ý nghĩa của tượng “Nữ thần công lý” – Justitia.

Lịch sử hình thành tượng Nữ thần công lý

Tượng Nữ thần Công lý, hay Justitia, có nguồn gốc từ thần thoại La Mã cổ đại. Justitia là nữ thần đại diện cho sự công bằng, khách quan và thực thi luật pháp. Bà là hình tượng hóa một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp cổ đại là Themis, nữ thần của trật tự và luật pháp.

Trong thần thoại Hy Lạp, Themis là con gái của Uranus (bầu trời) và Gaia (trái đất). Bà là hiện thân của trật tự vũ trụ, luật pháp và phong tục. Themis thường được miêu tả với một chiếc cân, thể hiện sự cân bằng và công bằng.

Tượng nữ thần công lý
Tượng Nữ thần công lý

Đến nền văn minh, văn hóa La Mã, hình tượng Themis được biến đổi thành Justitia. Justitia thường được miêu tả với các biểu tượng như thanh kiếm, cân, và đôi mắt bịt kín, nhấn mạnh đến sự công bằng, tính khách quan và quyền lực.

Qua thời gian, hình tượng Nữ thần Justitia đã trở thành biểu tượng toàn cầu cho công lý, được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống pháp luật trên khắp thế giới, nhất là hệ thống luật Anh – Mỹ (Thông luật – Common Law).

Ý nghĩa của tượng Nữ thần công lý

Các hệ thông pháp luật, ngành Tòa án, tư pháp của nhiều nước trên thế giới sử dụng hình tượng Nữ thần công lý làm biểu tượng cho pháp luật; nhất là tại Anh, Mỹ.

Tượng nữ thần công lý có các đặc điểm riêng, gồm: tay cầm thanh gươm, bịt mát, và một tay cầm cái cân. Mỗi đặc điểm ấy có ý nghĩa riêng và tạo nên sự thống nhất về đặc trưng của pháp luật là Công bằng – Khách quan – Quyền lực:

  • Cầm cái cân: Đây là Biểu tượng cho sự công bằng.
  • Bịt mắt: Đây là biểu tượng cho sự khách quan, pháp luật thì không thể bị chi phối bởi hoàn cảnh, cảm xúc cá nhân.
  • Thanh gươm đang ở trong vỏ bọc, chưa được rút ra: Thể hiện cho sự quyền uy, quyền lực và trật tự; nhưng quyền lực ở đây được sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm khi đã cân nhắc và phán xét kỷ càng.

Trên đây là sơ lược vài nét về nguồn gốc hình thành và ý nghĩa của tượng Nữ thần công lý được sử dụng rộng rãi trong hệ thống pháp luật khắp thế giới.

Luật sư Trần Đức Hùng

HÃNG LUẬT DHP

HÃNG LUẬT DHP trụ sở chính: Tòa nhà The Manor 2, Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Phú Quốc: Số 25 Hùng Vương, P. Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh miền Tây nam bộ: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Hotline: 0868335186

Email: contact@dhplaw.vn

Website: dhplaw.vn

Facebook: Facebook/Luatdhp

Post Author: ahung