Hướng dẫn giải thể văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
Hiện nay nhiều công ty nước ngoài đặt trụ sở văn phòng đại diện tại Việt Nam để tiện hoạt động. Trường hợp phải giải thể thì thủ tục giải thể văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam thực hiện thế nào?
Văn phòng đại diện là gì?
Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020 và trên thực tế, có thể hiểu văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị kinh doanh phụ thuộc của Công ty mẹ từ nước ngoài, được thành lập theo pháp luật Việt Nam, với chức năng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân nước Ngoài tại Việt Nam….
Giải thể văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam là một thủ tục pháp lý nhằm chấm dứt hoạt động, chấm dứt sự hiện diện và tồn tại theo giấy phép thành lập của một văn phòng đại diện nước ngoài. Khi chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh hoặc văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài phải tuân thủ các trường hợp, hồ sơ, trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam như sau:
Các trường hợp giải thể văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
1. Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động, giải thể theo đề nghị của thương nhân nước ngoài
2. Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động, giải thể khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập goặc đăng ký kinh doanh.
3. Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động, giải thể khi hết thời hạn hoạt động theo giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà không được cơ quan cấp giấy phép đồng ý gia hạn
4. Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động khi bị thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện khi không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với cơ quan cấp giấy phép.
Không báo cáo về hoạt động của văn phòng đại diện trong 02 năm liên tiếp.
Không gửi báo cáo theo quy định tới cơ quan cấp giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản (Văn phòng đại diện có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền).
Hồ sơ chấm dứt hoạt động, giải thể Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
1. Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Công thuơng do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký.
2. Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ đóng tiền bảo hiểm xã hội;
3. Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động
4. Bản chính Giấy phép thành lập văn phòng đại diện
5. Bản sao văn bản của Cơ quan cấp giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc bản sao Quyết định thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (trong trường hợp không gia hạn giấy phép)
Thủ tục chấm dứt hoạt động, giải thể văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
Bước 1: Ra quyết định chấm dứt hoạt động và thanh toán nghĩa vụ với người lao động
Thương nhân nước ngoài ra quyết định chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, thông báo với người lao động và giải quyết chế độ lao động với nhân viên văn phòng.
Bước 2: Thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Văn phòng đại diện
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế
– Quyết định chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện với các lý do nêu trên
– Bản sao Giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện, bản sao Thông báo mã số thuế của Văn phòng đại diện.
Cơ quan thuế quyết toán thuế của văn phòng đại diện đồng thời quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho trưởng văn phòng đại diện vafnhaan viên làm việc tại Văn phòng đại diện
Bước 3: đóng tài khoản ngân hàng của Văn phòng đại diện
Sau khi Cơ quan thuế quyết toán và ra văn bản chấm dứt giệu lực mã số thuế của Văn phòng đại diện, Văn phòng đại diện thực hiện đóng tài khoản ngân hàng đã mở
Bước 4: Thực hiện trả dấu tại cơ quan Công an tỉnh/thành phố
Trường hợp con dấu do cơ quan công an cấp thì Văn phòng đại diện thực hiện thủ tục trả dấu cho cơ quan công an.
Bước 5: Nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện trực tiếp tại cơ quan quản lý
1. Hình thức nộp:
– Nộp qua đường Bưu điện
– Nộp trực tiếp
– Nộp trực tuyến
2. Thời gian:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa 1 lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại điện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ
Trên đây là thông tin về thủ tục chấm dứt, giải thể Văn phòng đại diện nước Ngoài tại Việt Nam, trường hợp còn thắc mắc và cần hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
* Hotline: 19008616
* Email: Contact@dhplaw.vn
* Website: dhplaw.vn
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Tâm