THỜI GIAN TRỢ CẤP NUÔI DƯỠNG CHO CON NHỎ 6 TUỔI LÀ BAO LÂU?

THỜI GIAN TRỢ CẤP NUÔI DƯỠNG CHO CON NHỎ 6 TUỔI LÀ BAO LÂU?

Dịch vụ ly hôn nhanh tại Vinhomes Bình Thạnh – Hãng luật DHP xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời như sau:

1. Cấp dưỡng là gì? Nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con:

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014″.

Nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

  • Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

  • Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định.

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con được quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, do con của bạn mới 06 tuổi, chưa thành niên và không sống chung với bạn nên bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho đứa trẻ.

2. Phương thức cấp dưỡng và mức cấp dưỡng:

2.1 Phương thức cấp dưỡng:

Theo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì phương thức cấp dưỡng được quy định như sau:

  • Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
  • Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2.2 Mức cấp dưỡng:

Theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:

  • Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn và vợ/chồng có thể cùng nhau thỏa thuận về phương thức cấp dưỡng và mức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế, tình trạng, hoàn cảnh của hai bên; trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau về vấn đề này, bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

3. Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng?

Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

  • Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
  • Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
  • Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
  • Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
  • Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
  • Trường hợp khác theo quy định của luật.

Trong trường hợp hoàn cảnh của bạn và con bạn thỏa mãn một trong các điều kiện trên, bạn có thể chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng đối với đứa trẻ.

Trong đó, nếu con bạn không thuộc một trong các trường hợp được liệt kê ở phía dưới, thì bạn sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đứa trẻ cho đến khi đứa bé đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình theo điều kiện đầu tiên. Nói cách khác, bạn sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đứa bé từ 6 tuổi đến khi con bạn đủ 18 tuổi, tức 12 năm.

Nếu bạn muốn nhận được lời tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Dịch vụ ly hôn nhanh tại Vinhomes Bình Thạnh – HÃNG LUẬT DHP.

Với hệ thống đội ngũ luật sư cộng sự và chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán đông đảo, am hiểu thực tế, có chuyên môn sâu sắc và có nhiều kinh nghiệm chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, HÃNG LUẬT DHP đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý toàn diện cho các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại Bình Thạnh, Hãng luật DHP tự hào cung cấp cho khách hàng dịch vụ pháp lý với đội ngũ Luật sư tại Vinhomes Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh một cách tận tâm và trách nhiệm. Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ và tư vấn, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

HÃNG LUẬT DHP

Địa chỉ: L4-09.OT06 Tòa nhà Landmark 4, Vinhomes Central Park 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: 1900.8616

Facebook: facebook/luatdhp

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Địa chỉ: 25 Hùng Vương, phường Dương Đông, Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Hà Nội

Địa chỉ: Biệt thự VA03A – 9 Villa Hoàng Thành, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

HÃNG LUẬT DHP chi nhánh Bạc Liêu

Địa chỉ: Số 42 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Post Author: Luật DHP