Ngày nay, có nhiều thương nhân nước ngoài vào Việt Nam chỉ thành lập Văn phòng đại diện mà không thành lập Công ty. Điều này sẽ giảm bớt một số phát sinh về thủ tục pháp lý cho các thương nhân, tuy nhiên khi thương nhân nước ngoài được cấp giấy phép thành lập trong một khoảng thời gian thì giấy phép này cũng sẽ hết hạn. Vì vậy, bài viết dưới đây DHP LAW sẽ hướng dẫn bạn thủ tục gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
I. Thẩm quyền
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
II. Hồ sơ
a. Thành phần hồ sơ
1. Đơn đề nghị gia hạn và điều chỉnh giấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh (theo mẫu);
2. Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp;
3. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương;
4. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện tính từ thời điểm thành lập đến thời điểm đề nghị gia hạn (trong trường hợp đề nghị gia hạn từ lần thứ 2, Văn phòng đại diện thực hiện báo cáo từ thời điểm gia hạn gần nhất đến thời điểm đề nghị gia hạn kế tiếp);
5. Giấy tờ chứng minh người đứng đầu Văn phòng đại diện sắp mãn nhiệm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, tài chính với Nhà nước Việt Nam (trong trường hợp điều chỉnh Giấy phép quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP);
6. Bản sao hộ chiếu, thị thực nhập cảnh (nếu là người nước ngoài) hoặc giấy chứng minh nhân dân (nếu là người Việt Nam) của người đứng đầu Văn phòng đại diện sắp kế nhiệm (trong trường hợp điều chỉnh Giấy phép quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP);
7. Bản sao tài liệu pháp lý chứng minh sự thay đổi địa điểm của thương nhân nước ngoài trong phạm vi nước nơi thương nhân thành lập (trong trường hợp điều chỉnh Giấy phép quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP);
8. Bản sao hợp đồng thuê địa điểm mới của Văn phòng đại diện (trong trường hợp điều chỉnh Giấy phép quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 10 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP).
b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
III. Trình tự
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – Văn phòng Sở Công Thương.
Khi nhận hồ sơ, Sở Công Thương kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn và giao cho người nộp;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ sẽ hướng dẫn người nộp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Căn cứ vào ngày hẹn trên giấy biên nhận đến nhận kết quả.
IV. Thời hạn giải quyết
05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
V. Yêu cầu khác
Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng bản dịch các giấy tờ sau:
1. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
2. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.
VI. Cơ sở pháp lý
– Luật Thương mại năm 2005;
– Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
– Thông tư số 11/2006/TT-BTM ngày 28/9/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Để được hỗ trợ, tư vấn về vấn đề Doanh nghiệp, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ,… một cách tốt nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
HÃNG LUẬT DHP
Địa chỉ: L4-09.OT06 Tòa nhà Landmark 4 Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0986.938.627
Zalo, Viber, Line: 0986.938.627
Facebook: facebook.com/DHPLAW