Hiện nay, vấn đề về Sở hữu trí tuệ đang được rất nhiều quan tâm. Thế nhưng, để hiểu rõ được Sở hữu trí tuệ là gì cũng như thời hạn để bảo hộ sở hữu trí tuệ là bao lâu, DHP LAW sẽ làm rõ vấn đề qua bài viết dưới đây:
1. Đối tượng được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ
Theo Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam đối tượng được bảo hộ được phân loại rất rộng gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
- Quyền tác giả và quyền liên quan
Quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Đối với quyền liên quan, các đối tượng này bao gồm các buổi biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Quyền sở hữu công nghiệp
Nhóm này gồm các đối tượng như bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Nhóm này cũng bao gồm cả quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
- Quyền đối với giống cây trồng
Đối tượng của nhóm này bao gồm các giống cây trồng và vật liệu nhân giống và sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng.
Ảnh mang tính chất minh họa (nguồn Internet)
2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Các đối tượng sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ khi đăng ký, bao gồm bằng sáng chế (mô hình hữu ích), kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch bán dẫn và các giống cây trồng. Để được bảo hộ các nội dung trên cần phải trải qua sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (cụ thể là Cục Sở hữu Trí tuệ “NOIP”) và việc kiểm tra này thay đổi từ nội dung này đến nội dung khác.
Tuy nhiên, đăng ký không phải là điều kiện tiên quyết cho việc bảo hộ quyền tác giả, tên thương mại và bí mật thương mại. Quyền tác giả được tự động bảo hộ khi thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Mặc dù vậy, các tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả vẫn được khuyến nghị nên xin giấy chứng nhận/đăng ký cho các tác phẩm để làm chứng cứ xác thực cho quyền sở hữu của mình. Đối với tên thương mại, đối tượng này sẽ được bảo hộ khi được sử dụng công khai trong quá trình kinh doanh của các công ty hoặc doanh nghiệp có liên quan mà không cần phải đăng ký.
Đối với các bí mật kinh doanh, đối tượng này được sẽ bảo hộ mà không cần đăng ký, với điều kiện là bí mật đó chưa trở thành hiểu biết thông thường, có thể tạo ra cho người nắm giữ lợi thế hơn so với những người không nắm giữ bí mật kinh doanh đó, và được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết.
- Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Thời hạn bảo hộ sẽ khác nhau đối với các đối tượng tùy thuộc vào loại đối tượng sở hữu trí tuệ:
- Quyền tác giả và quyền liên quan: Quyền tác giả bao gồm 02 loại quyền cụ thể: quyền nhân thân và quyền tài sản. Nói chung, các quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn, trừ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Quyền nhân thân tồn tại trong các tác phẩm trong suốt thời gian hưởng quyền tài sản.
Các quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ được bảo hộ trong thời gian xác định như sau:
- 75 năm từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm sân khấu, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và tác phẩm khuyết danh. Trong trường hợp tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm sân khấu chưa được công bố trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình. Thời hạn bảo hộ của các tác phẩm đó được tính kể từ khi tác phẩm được định hình;
- Đối với các tác phẩm khác, kể cả tác phẩm khuyết danh khi thông tin về tác giả xuất hiện, thời gian bảo hộ sẽ là suốt cuộc đời tác giả (hoặc đồng tác giả còn sống sau cùng) và 50 năm tiếp theo sau khi tác giả chết.
- Về cơ bản, quyền liên quan sẽ được bảo hộ trong thời hạn 50 năm tính từ năm tiếp theo năm nội dung được bảo hộ được định hình.
- Quyền sở hữu công nghiệp:
- Sáng chế sẽ được bảo hộ từ ngày được cấp bằng độc quyền sáng chế cho đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn (nghĩa làngày nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế);
- Giải pháp hữu ích sẽ được bảo hộ từ ngày cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn;
- Kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ từ ngày được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thể được gia hạn 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm;
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ từ ngày cấp giấy chứng nhận thiết kế cho đến một trong các thời điểm sau đây (tùy theo thời điểm nào đến sớm nhất):
- Kết thúc 10 năm kể từ ngày nộp đơn;
- Kết thúc 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu nhượng quyền khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
- Kết thúc 15 năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
- Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm; và
- Chỉ dẫn địa lý sẽ được bảo hộ kể từ ngày cấp giấy chứng nhận cho chỉ dẫn đó. Bảo hộ đó kéo dài trong suốt thời gian các chỉ dẫn địa lý còn hội đủ điều kiện để được bảo hộ.
- Về quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng sẽ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Thời hạn bảo hộ sẽ là 25 năm đối với các cây thân gỗ và cây nho và 20 năm đối với các giống cây trồng khác, tính từ ngày được cấp bằng bảo hộ tương ứng.
Để được hỗ trợ, tư vấn về vấn đề Sở hữu trí tuệ một cách tốt nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
HÃNG LUẬT DHP
Địa chỉ: L4-09.OT06 Tòa nhà Landmark 4 Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0986.938.627
Zalo, Viber, Line: 0986.938.627
Facebook: facebook.com/DHPLAW