TỪ NGÀY 01/11/2018 THÌ CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ HÀNH CHÍNH PHẢI QUA TRUNG TÂM HÒA GIẢI TRƯỚC KHI GIẢI QUYẾT TẠI TÒA

Từ ngày 01/11/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh và 15 tỉnh, thành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Long An mở rộng thực hiện thí điểm thành lập Trung tâm hòa giải. Ngay sau khi nhận đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơn khởi kiện vụ án hành chính và tài liệu, chứng cứ kèm theo (sau đây gọi tắt là hồ sơ vụ việc), bộ phận hành chính – tư pháp của Tòa án phải ghi vào sổ nhận đơn và chuyển đơn khởi kiện cho Trung tâm hòa giải, chỉ trừ trường hợp khi nộp đơn khởi kiện có ý kiến không đồng ý hòa giải tại Trung tâm hòa giải.

TP.HCM thí điểm 10 trung tâm hòa giải tại tòa

Trung tâm hòa giải là một đơn vị tự quản, có sự hỗ trợ kinh phí hoạt động từ UBND, nguồn ngân sách tập trung của TP và nguồn ngân sách TP phân cấp cho các quận, huyện. Thành viên của trung tâm hòa giải là được ưu tiên lựa chọn từ các thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chuyên viên pháp lý trong các cơ quan Đảng và Nhà nước thuộc khối nội chính… đã về hưu; luật sư, luật gia, hội thẩm nhân dân hoặc những người khác có kiến thức pháp luật, có kinh nghiệm trong hòa giải, đối thoại, có uy tín trong cộng đồng.

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ việc, Giám đốc Trung tâm hòa giải phải phân công một Hòa giải viên, đối thoại viên xem xét tiến hành hòa giải. Sau đó, Hòa giải viên sẽ lập hồ sơ, nghiên cứu vụ việc; xây dựng kế hoạch hòa giải; mời thành phần tham gia phiên hòa giải và tiến hành hòa giải tại Trung tâm hòa giải.

HÃNG LUẬT DHP

Post Author: hung.dhp