Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Trước đây địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể thành lập trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh thì hiện nay từ ngày 10/10/2018 doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Do đó, những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh. Bài viết dưới đây, Luật DHP sẽ giới thiệu đến quý đọc giả, khách hàng thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh;

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu sao y chứng thực của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đốvới công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập địa điểm kinh doanh;

– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

– Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ;

– Giấy uỷ quyền và chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người nộp hồ sơ;

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh qua mạng 

– Vào trang web: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/auth/Public/LogOn.aspx.

– Đăng nhập và Thực hiện kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

– Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo chấp thuận qua mail của người nộp hồ sơ. Do đó, sau khi gửi hồ sơ, người nộp hồ sơ cần theo dõi hàng ngày trạng thái hồ sơ qua mail và trên cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia để nắm tình hình.

Bước 3: Nộp 01 bộ hồ sơ giấy tại Sở kế hoạch & Đầu tư

Khi Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo chấp thuận hồ sơ qua mail thì doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ giấy đã scan nộp qua mạng và đến nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch & đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh.

Bước 4: Nhận kết quả

Trong thời hn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Kết quả nhận được sau khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.

Để được hỗ trợ pháp lý và/hoặc giải đáp thắc mắc, vui lòng liên hệ:
HÃNG LUẬT DHP
Địa chỉ: 09.OT06 Tòa nhà Landmark 4, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0986.938.627
Zalo, Viber, Line: 0986.938.627
Facebook: facebook.com/Luật DHP

Post Author: Nguyen Thi Dieu Quynh