QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN SẼ THUỘC VỀ AI?

Hiện nay, khi cuộc sống càng hiện đại, tình trạng vợ chồng ly hôn ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng cao. Trong đó, con cái và tài sản là hai yêu cầu thường xuyên tranh chấp trong các vụ án ly hôn. Sau khi ly hôn, ai là người có quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của người không trực tiếp nuôi con được thực hiện như thế nào là vấn đề thường khó thống nhất khi giải quyết tranh chấp ly hôn. Hãng Luật DHP với nhiều năm kinh nghiệm giải quyết các vụ tranh chấp ly hôn liên quan đến quyền nuôi con, sẽ cung cấp đến cho quý khách hàng những quy định pháp luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được.

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ được xác định trong 3 trường hợp sau đây:

– Trường hợp thứ 1, con cái chưa đủ 36 tháng tuổi tại thời điểm ly hôn:

Theo quy định nêu trên thì về nguyên tắc con dưới 3 tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, nhưng không phải lúc nào con dưới 36 tháng tuổi cũng giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Khi xem xét trao quyền nuôi con, Tòa án sẽ xét về điều kiện vật chất (thu nhập, tài sản, chỗ ở) và điều kiện tinh thần (thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay). Nếu người chồng đưa ra các chứng cứ chứng minh vợ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con thì vợ cũng có thể không có quyền nuôi con sau khi ly hôn.

– Trường hợp thứ 2, con cái từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi tại thời điểm ly hôn:

Đối với trường hợp con trên 3 tuổi đến dưới 7 tuổi thì cha và mẹ có quyền giành quyền nuôi con thông qua việc chứng minh được ai sẽ là người có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho đứa trẻ. Bên nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con.

– Trường hợp thứ ba, con cái từ đủ 7 tuổi tại thời điểm ly hôn:

Đối với trường hợp này, ngoài việc xem xét ai sẽ là người có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho đứa trẻ, Tòa án sẽ phải hỏi ý kiến của con về việc muốn ở với cha hoặc mẹ để ra đưa ra phán quyết. Ý kiến của con cái là căn cứ quan trọng để Tòa án trao quyền nuôi con sau khi ly hôn cho cha hoặc mẹ.

Qua kinh nghiệm giải quyết rất nhiều trường hợp ly hôn, thì các luật sư của chúng tôi vẫn nổ lực để các bên có thể tự thỏa thuận được vấn đề về quyền nuôi con và cấp dưỡng, thăm nom con. Vì đây là cách để tránh các tổn thương không đáng có cho các con. Chúng tôi quan niệm rằng: Ly hôn văn minh sẽ là giải pháp để bảo vệ con cái và gia đình khỏi những tổn thương. Sau ly hôn và phân chia quyền nuôi con sau khi ly hôn thì cả hai cha mẹ có cách thức chăm sóc và quan tâm con cái là cách tốt nhất cho con chứ không phải cứ dành bằng được quyền nuôi con mới là điều tốt nhất cho con cái.

Trên đây là những lời tư vấn của Hãng Luật DHP về quyền nuôi con sau khi ly hôn. Cảm ơn quý khách hàng đã xem bài viết, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho quý khách hàng.

 

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

HÃNG LUẬT DHP
Địa chỉ: L4-09.OT06 Tòa nhà Landmark 4, Vinhomes Central Park 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0986.938.627
Zalo, Viber, Line: 0986.938.627
Facebook: facebook.com/DHPLAW

Post Author: Luật DHP