Lời khuyên cho ai muốn làm pháp chế

Có một thực tế khá khắc nghiệt với những tân cử nhân hoặc sinh viên luật đó là muốn trở thành một luật sư nội bộ (hoặc pháp chế, trong bài này để thuận tiện thì hai thuật ngữ này dùng với nghĩa tương đương và có thể thay thế cho nhau) đó là các bạn phải CÓ KINH NGHIỆM. Vấn đề là mới vừa tốt nghiệp thì lấy đâu ra kinh nghiệm?

Nhìn vào bản chất của vấn đề, có hai điểm sau cần quan tâm:

Một là: Bộ phận pháp chế tại DN không bao giờ là bộ phận có lực lượng hùng hậu (bất kể qui mô doanh nghiệp cỡ nào). Đặc biệt ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn là người duy nhất nắm mảng pháp lý, bạn được kì vọng phải giải quyết nhữg việc x, y … nào đó. Ở điểm này, ta thấy doanh nghiệp muốn có một người LÀM ĐƯỢC VIỆC. Và khái niệm làm được việc được chuyển tải trong các thông báo tuyển dụng thành CÓ KINH NGHIỆM.

Hai là: Trừ những doanh nghiệp thuộc nhóm đa quốc gia, đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị sức ép lớn trong ngân sách dành cho nhân viên pháp chế. Nói cách khác, ngân sách các doanh nghiệp không nhiều thì họ KHÔNG THỂ TUYỂN được những người giỏi hoặc có nhiều kinh nghiệm. Ví dụ, một doanh nghiệp với ngân sách khoảng 10 triệu đồng/tháng, họ không thể đòi một người có kinh nghiệm 3 năm được.

Nếu bạn thực sự quan tâm đến Nghề Pháp Chế và mong muốn được đi làm ngay mà không phải đi đường vòng bằng cách thực tệp không hưởng lương tại các văn phòng luật sư hoặc những việc mang tính lãng phí thời gian tương tự, bạn có thể cân nhắc những gợi ý sau:

THỨ NHẤT: Hãy trang bị cho mình khả năng LÀM ĐƯỢC VIỆC. Trang bị khả năng này bằng cách hãy tập trung vào qui trình và giấy tờ. Ví dụ bạn học môn luật hợp đồng rất nhiều, nhưng bạn biết cách soạn hợp đồng chưa? Luật lao động với rất nhiều qui định, nhưng bạn có biết cách lập một biên bản về việc vi phạm kỷ luật lao động hay chưa….Kinh nghiệm thật ra, ở mức độ căn bản chỉ cần có thế.

THỨ HAI: Hãy tập trung cho khối KIẾN THỨC NỀN. Bằng cử nhân luật yêu cầu bạn phải học nhiều thứ, từ quản trị công ty cho đến các tổ chức quốc tế, từ luật cạnh tranh cho đến pháp luật về ngân sách nhà nước. Nhưng ở qui mô của một doanh nghiệp, thì yêu cầu không cần nhiều. Bạn chỉ cần nắm vững: (i) Pháp luật Hợp đồng; (ii) Pháp luật lao động; và (iii) Pháp luật thuế.

Có một mẹo nhỏ mà bạn nên lưu ý. Trong trường hợp này, hãy làm quen với những người đã làm pháp chế vài năm. Có thể đặt cho họ các câu hỏi như: Anh có bao giờ phải dùng luật lao động trong công ty không? Anh dùng trong trường hợp nào? Sa thải thì mình phải làm gì, soạn giấy tờ khó không?… Khi bạn đã có câu trả lời, phần còn lại là tìm cách mà đáp ứng những cái này. Thế là bạn đã tiết kiệm kha khá cho cái gọi là KINH NGHIỆM.

THỨ BA: Trong dài hạn, bạn cần phải hiểu bên cạnh những yêu cầu chung của nghề luật, Nghề Pháp Chế,đòi hỏi những kỹ năng khác biệt. Hãy chuẩn bị cho mình những kỹ năng làm việc tại doanh nghiệp và cả những kỹ năng của quản lý. Bạn đã bao giờ nghĩ một quản lý có gì khác nhân viên?

Tóm lại, việc chuẩn bị tốt luôn mang lại cho bạn những phần thưởng xứng đáng. Khi bạn đã chuẩn bị những thứ trên, tôi tin bạn có nhiều lực chọn nghề nghiệp và những ai đã trải qua 4 năm đại học với những bữa tiệc và cuộc chơi bất tận và khi tốt nghiệp bị thất nghiệp, tôi cho đó là công bằng. Bạn không thể tận hưởng cầu vồng, nếu không hứng trọn cơn mưa vậy.

Bạn đã chuẩn bị và trang bị cho bản thân như thế nào?
Hãy nhanh tay đăng ký ngay chương trình “HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT” do HÃNG LUẬT DHP tổ chức.

Với kinh nghiệm của mình, Hãng Luật DHP tin tưởng rằng CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các sinh viên luật cũng như những người đã và đang làm việc trong lĩnh vực pháp luật.

=> Link đăng ký : https://forms.gle/GaA6AebdDPjp9zy17

Để biết thêm thông tin chi tiết về Chương trình huấn luyện, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

HÃNG LUẬT DHP

Địa chỉ: L4 – 09.OT06 Tòa nhà Landmark 4, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0986 938 627 (Ls. Hùng), 0367 774 043 (Ms. Tâm).

Mail: hangluatdhp@gmail.com

Post Author: Luật DHP