Hợp đồng vay tiền và bảo lãnh hợp đồng vay

HỎI

Bạn em có vay tiền của một gia đình chuyên cho sinh viên vay với số tiền là 3 triệu đồng. Tiền lãi là 15 nghìn đồng/ngày. Hiện nay, số tiền cả lãi và gốc là 6 triệu đồng. Bạn em đã bỏ học về quê và không có dấu hiệu trả tiền. Và gia đình kia đã yêu cầu em phải liên lạc với bạn em để nhanh chóng trả số tiền đã vay.

Hai bên có làm giấy vay nợ. Nội dung là cháu X vay của cô Y số tiền là 3 triệu đồng. Họ tên và số điện thoại của X và gia đình kia yêu cầu phải có cả chữ ký và số điện thoại của em thì X mới đuợc vay. Như vậy, thì bên gia đình kia có đuợc quyền đòi nợ em không trong truờng hợp bạn em trốn nợ và nếu không mà gia đình vẫn đòi thì em có giải quyết đuợc theo pháp lý không ạ. Em có bị coi là cùng vay nợ với bạn X không?

ĐÁP

DHP LAW trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì giữa X và gia đình kia đã ký kết hợp đồng vay tiền. Có thỏa thuận về số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả,… Hết thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng vay thì X phải trả tiền gốc và lãi suất theo quy định.

Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mức lãi suất, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về lãi suất nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Khoản tiền vay của X là 3 triệu đồng với mức lãi suất là 15.000 đồng/ngày tương ứng với 180%/năm do đó mức lãi suất đã vượt quá mức cao nhất mà pháp luật cho phép. Lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bảo lãnh như sau:

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

  1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”.

Như vậy, bạn cần phải căn cứ vào hợp đồng vay tiền của X: ai là người vay tiền? bạn có trách nhiệm, giữ vai trò gì trong hợp đồng vay? Nếu trong hợp đồng vay có ghi bạn là người bảo lãnh, cam kết với bên vay sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay, nếu khi đến thời hạn thực hiện trả tiền vay mà vay tiền không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Nếu trong hợp đồng có thỏa thuận như trên thì khi đến thời hạn trả nợ mà bạn X trốn tránh hoặc không thực hiện trả tiền vay thì bên cho vay có quyền yêu cầu bạn thực hiện trả thay X.

Nếu trong hợp đồng chỉ ghi tên, số điện thoại của bạn với tư cách là người trung gian, liên lạc và không thỏa thuận về bảo lãnh thì bên không có trách nhiệm phải trả nợ thay. Bên cho vay phải yêu cầu X thực hiện trả lại số tiền vay.

 

Để được hỗ trợ, tư vấn về vấn đề Doanh nghiệp, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Thuế,… một cách tốt nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
HÃNG LUẬT DHP
Địa chỉ: L4-09.OT06 Tòa nhà Landmark 4 Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0986.938.627
Zalo, Viber, Line: 0986.938.627
Facebook: facebook.com/DHPLAW

Post Author: vanh