Các chính sách, quy định mới đối với Doanh nghiệp kể từ 01/01/2018

Nhiều luật mới hoặc sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2018; tăng lương tối thiểu vùng; Các quy định mới về BHXH; áp biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi; sửa đổi quy định về thu tiền sử dụng đất; quy định mới về tính lãi tiền gửi giữa tổ chức tín dụng với khách hàng… là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2018. Các chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp, các Doanh nghiệp nhất định phải nắm rõ, cụ thể: 

10 luật có hiệu lực từ 1/1

Từ ngày 1/1/2018, 10 luật có hiệu lực thi hành gồm: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13; Bộ Luật Tố tụng hình sự; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật Quản lý ngoại thương; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Luật Du lịch.

Lương tối thiểu vùng tăng thêm 180.000 – 230.000 đồng/tháng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, từ ngày 1/1/2018, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.760.000 đến 3.980.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2018 - 1

Đối tượng áp dụng gồm: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động; doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2018 như sau: Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng; vùng II: 3.530.000 đồng/tháng; vùng III: 3.090.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 180.000-230.000 đồng/tháng.

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

Năm 2018: HĐLĐ từ đủ 01 tháng trở lên phải đóng BHXH bắt buộc

Từ ngày 1/1/2018 người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng phải tham gia đóng BHXH bắt buộc.

Đồng thời, cũng từ ngày 1/1/2018, quy định về xử lý hình sự đối với tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo đó, gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm; Phạm tội 2 lần trở lên phạt tiền tư 200 đến 500 triệu hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm; Tội trốn đóng bảo hiểm từ 1 tỷ đồng trở lên phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 – 7 năm.

Quy định mới về tiền lương tính đóng BHXH từ ngày 01/01/2018

Từ ngày 01/01/2018, bắt đầu áp dụng quy định mới về tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc theo Luật BHXH 2014

Cụ thể, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm những khoản sau đây:
– Mức lương;
– Phụ cấp lương;
– Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động (đây là nội dung mới).
Quy định mới này đã được hướng dẫn chi tiết tại Điều 17 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHXH 2014 về BHXH bắt buộc.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng từ ngày 01/01/2018

Căn cứ vào Luật BHXH 2014Luật việc làm 2013Nghị định 105/2014/NĐ-CPNghị định 44/2017/NĐ-CP thì mức đóng BHXH bắt buộc {đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất (HT); quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (LĐ); quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ); quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)} áp dụng từ ngày 01/01/2018 được thực hiện theo bảng dưới đây.

      Người sử dụng lao động            Người lao động
        BHXH BHTN BHYT       BHXH BHTN BHYT
  HT   LĐ  ÔĐ  HT  LĐ  ÔĐ
 14%  0.5%  3%    1%    3%  8%   1%   1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng: 32%

Doanh nghiệp không thực hiện đặt in hóa đơn

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị định về hoá đơn (sửa đổi), thay thế cho Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ, dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018.

Kết quả hình ảnh cho capas hoas ddown

Đồng thời đề xuất Chính phủ cho phép quy định Bộ Tài chính có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn in từ hệ thống máy tính chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp/hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này từ ngày 1/1/2018.

Những hóa đơn do tổ chức đã đặt in trước ngày 1/1/2018 thì được tiếp tục sử dụng trong năm 2018, và giao Bộ Tài chính có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

Tiền sử dụng đất được miễn giảm

Nghị định 123/2017 sửa đổi Nghị định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước nêu rõ các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ tháng 1/1/2018, gồm: người nhận chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ngày 1/7/2014 trở đi và tiếp tục thực hiện dự án sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất cho thời gian còn lại của dự án nếu: Bên chuyển nhượng là tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất; bên chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất và được cơ quan có thẩm quyền cho phép miễn, giảm tiền sử dụng đất theo pháp luật trước ngày 1/7/2014.

Số tiền sử dụng đất đã được miễn, giảm không tính vào giá chuyển nhượng.

Áp biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi

Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan có hiệu lực từ 1/1/2018.

Trong đó, ban hành kèm theo Nghị định này là các phục lục về biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế; Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ôtô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe), đã qua sử dụng; Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Áp dụng công thức tính lãi suất ngân hàng mới

Ngân hàng Nhà nước mới đây ban hành Thông tư số 14/2017/TT-NHNN quy định về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng được ban hành. Thay thế cho Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy định phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.

Theo đó, thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất tính lãi theo tỷ lệ %/tháng, %/tuần, %/giờ sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày; quy đổi mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/năm và ngược lại được tính như sau: 1 năm là 365 ngày; Một tháng là 30 ngày; 1 tuần là 7 ngày; 1 ngày là 24 giờ.

 

 

Post Author: linh